HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI CẤP CƠ SỞ; ỦY BAN NHÂN CẤP XÃ.

1. Các phương thức hòa giải tranh chấp đất đai.

a. Hòa giải cấp cơ sở.

Hòa giải cấp cơ sở là hòa giải trong cộng đồng dân phố mà một người đại diện của cộng đồng dân phố đứng ra với tư cách hòa giải viên, giúp đỡ thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận và xóa bỏ xung đột.

b. Hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn.

Trong trường hợp các bên không thể tự mình giải quyết tranh chấp, có thể yêu cầu UBND xã giải quyết tranh chấp, nơi mà đối tượng tranh chấp tồn tại ở địa bàn dân sự do mình quản lý, nhằm giải quyết nhanh chóng những bất đồng xảy ra trong cộng đồng dân cư

c. Hòa giải trong tố tụng.

Đây là phương thức hòa giải do Tòa án nhân dân thực hiện.

Việc hòa giải được tiến hành theo quy định của luật tố tụng dân sự mà tòa án tạo điện kiện thuận lợi nhất cho các đương sự thỏa thuận với nhau.

Tòa án sẽ giải đáp cho các đương sự hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình liên quan đến tranh chấp đang thụ lý.

2. Quy định pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai.

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp đất đai, mà các bên đương sự không thể áp dụng phương pháp tự thỏa thuận, thương lượng, thì các bên đương sự có thể áp dụng việc hòa giải cơ sở, mà trong một số trường hợp có sự xuất hiện của UBND địa phương trước khi khởi kiện tại Tòa án

a. Các quy định về hòa giải cơ sở trong giải quyết tranh chấp đất đai

Điều 202 LĐĐ năm 2013 thì “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải

cơ sở” và Khoản 2 của cả hai điều luật này lại quy định theo hướng Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp”. Các bên đương sự phải trực tiếp gặp gỡ nhau để tự hòa giải trước khi tiến hành hòa giải cơ sở, nếu tự hòa giải không có kết quả, khi đó các bên sẽ làm đơn gửi UBND xã phường thị trấn nơi có vị trí đất đang tranh chấp, để yêu cầu tiến hành hòa giải cơ sở.

Như vậy, khác với việc hòa giải ở UBND địa phương, thì hòa giải cơ sở chi có sự tham gia của tổ hòa giải là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở thôn, xóm, bàn, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác thực hiện Cơ cấu tổ hòa giải có tổ trưởng và các tổ viên do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận lựa chọn, giới thiệu để nhân dân bầu và do UBND cùng cấp công nhận.

Trong khi đó, đối với hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn sẽ do một tổ công tác là hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp của UBND được thành lập, các thành viên tham gia có thể bao gồm chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND đóng vai trò Chủ tịch hội đồng, đại diện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã phường, thị trấn, Tổ trưởng tổ dân phố hoặc trường thôn, đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó, Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp.

b. Các quy định về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.

Điều 202 LĐĐ năm 2013 với một số quy định chi tiết, cụ thể hơn về trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã và thời hạn hòa giải Điều 202 của Luật này quy định như sau 1 Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình, trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Như vậy, điểm khác nhau căn bản giữa hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã phường, thị trấn, việc tự hòa giải ở cấp cơ sở, chỉ là hóa giải trong nội bộ cộng đồng, không có sự can thiệp của đại diện cơ quan nhà nước.

Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND được tiến hành một tình tự thủ tục tương đối chặt chẽ cụ thể là phải đảm bảo thời hạn luật định việc hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và xác nhận hòa giải thành hoặc không thành của UBND cấp xá, và biên bản hòa giải này được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có tranh chấp và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, việc hòa giải tranh chấp đất đai do UBND cấp xã thực hiện không phải là việc giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan có thẩm quyền Ở đây cấp xã, phường, thị trấn không phải là một cấp giải quyết tranh chấp đất đai, mà chỉ đóng vai trò trung gian hòa giải, giúp đỡ, hướng dẫn các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, xử lý giải quyết ổn thỏa tranh chấp.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

? Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

? Website: sjklaw.vn

? Email: sjk.law@hotmail.com

☎ Hotline: 0962420486

Tags: ,