1, Như thế nào là lừa dối và giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối?
Trên cơ sở kế thừa có sự thay đổi của các bộ luật dân sự trước đó, BLDS hiện hành quy định lừa dối trong GDDS là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba tham gia giao dịch làm cho bên còn lại hiểu sai lệch về chủ thể hoặc tính chất của đối tượng nội dung của GDDS nên đã tiến hành xác lập giao dịch đó.
Trong đó, hành vi cố ý được hiểu là hành vi lừa những công việc cụ thể hoặc là lừa dối để nhằm cung cấp thông tin cho bên kia một cách có chủ đích
2, Một số loại lừa dối về nội dung, chủ thể của giao dịch
Một là, hành vi lừa dối về chủ thể tham gia giao dịch
Đây chính là hành vi lừa về khả năng thực hiện giao dịch, điều kiện về TS hoặc về chuyên môn, kinh nghiệm của chủ thể để, hiểu sai về tính chất của đối tượng. Chẳng hạn đối tượng của giao dịch đó không đủ tiêu chuẩn về hình thưc, giá trị…thế nhưng một trong những bên tham gia giao dịch lại có hành vi cố ý lừa dối để một bên hình dung và hiểu sai về đối tượng cho nên mới quyết định xác lập giao dịch
Hai là, sự lừa dối về nội dung của GDDS
Lừa dối về khía cạnh có phạm vi vô cùng rộng về các điều khoản, về đối tượng, điều kiện thanh toán , Q&NV của các bên tham gia hoặc là giá cả…do đó, hành vi lừa dối cũng rất đa dạng để có thể chiếm đoạt được lợi ích từ bên kia. Như vậy có thể thấy hành vi lừa dối chính là trái với ý chí của bên vi phạm.
Ví dụ: Ông A đã che giấu hành vi bất hợp pháp để có thể được hưởng thừa kế theo di chúc của cha mình, hoặc dùng những thủ đoạn để đánh lừa người khác về chất lượng sản phẩm và bán với giá đăt
3, quy định của PL về trường hợp vô hiệu do bị lừa dối
Theo pháp luật dân sự thì hành vi lừa dối được xảy ra khi một người có hành vi nhằm làm cho bên còn lại hình sung và hiểu sai lệch về chủ thể cũng như tính chất của đối tượng hoặc nội dung của GD đó nên đã đồng ý xác lập giao dịch. Mà hiểu sai lệch cũng có thể coi là nhầm lẫn. như vậy thì trong cả nhầm lẫn và lừa dối thì đều có tính chất hiểu sai vấn đề, tuy nhiên một bên là do tự mình hiểu sai còn một bên là do người khác gây ra.
Mặc dù, hiện nay cũng có khá nhiều ý kiến cho rằng lừa dối chính là một trường hợp đặc biệt của nhầm lẫn, hành vi lừa odois là hành vi trái PL nhằm làm cho nhằm làm cho người khác nhầm lẫn. Tuy nhiên, dù hiểu như thế nào thì hai hành vi này đều mang tới hậu quả pháp lý là GDDS vô hiệu do vi phạm ý chí của chủ thể
Đồng thời, theo PL thì khi hợp đồng được giao kết phát hiện có sự lừa dối thì không phải bất cứ chủ thể nào cũng có quyền được yêu cầu TA can thiệp giải quyết mà chỉ có những người trực tiếp bị lừa dối, tức là trực tiếp bị xâm phạm về quyền và lợi ích thì mới có quyền được yêu cầu.
4, giao dịch dân sự vô hiệu do hành vi đe dọa, cưỡng ép
Theo pháp luật dân sự hiện hành thì có thể hiểu đe dọa, cưỡng ép chính là hành vi cố ý của một trong hai bên hoặc người thứ ba đã làm cho bên còn lại sợ hãi mà phải đồng ý xác lập và thực hiện giao dịch đó để nhằm tránh những sự thiệt hại về tính mạng, sức khỏe danh dự nhân phẩm uy tín và tài sản của mình
So với quy định của BLDS trước đó thì BLDS hiện hành có thêm vào cụm từ cưỡng ép. Nếu như hành vi đe dọa là tác động trực tiếp làm cho người bị đe dọa cảm thấy sợ hãi thì đối vưới hành vi cưỡng ép thì thường dựa vào hoàn cảnh đặc biệt của người xác lập GD để dồn ép họ phải miễn cưỡng tham gia giao dịch theo mục đích của họ.
Đối với những giao dịch được xác lập do đe dọa, cưỡng ép thì chỉ bị vô hiệu khi có yêu cầu của bên bị hại và tòa án phải chấp nhận yêu cầu đó.
–————————————————
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486