Như chúng ta biết, phong tục tập quán từ ngàn đời của dân tộc ta đó là việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ..do đó tại pháp luật dân sự cũng có quy định cá nhân khi còn sống có quyền lập di chúc và dành một phần di sản dùng cho việc thờ cúng, phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thừa kế, nếu như k có chỉ định trong di chúc thì có thể thỏa thuận để chỉ định ra người thực hiện việc này.
Di sản dùng cho việc thờ cúng được quy định cụ thể trong BLDS, theo đó nội dung của di chúc, người lập di chúc định đoạt phần TS vào việc thờ cúng và chỉ định rõ phần tài sản này bao gồm những gì, những loại nào thì phần di sản đó là phần di sản được dùng vào việc thờ cúng sau khhi người lập di chúc chết đi.
Hiểu như thế nào về phần di sản dùng cho việc thờ cúng?
Có hể hiểu phần di sản dùng vào việc thờ cúng là phần di sản thuộc khối di sản của người lập di chúc để lại sau khi mất đi. Di sản đó được xác định có thể là BĐS bao gồm: quyền sử dụng đất, quyền SH nhà ở, những TS khác gắn liền với đất..hoặc cũng có thể được xác định là BĐS, tiền và các vật khác có giá trị tính ra tiền hoặc những TS sử dụng trực tiếp cho việc thờ cúng như bàn thờ, lư đồng..
Mặc dù pháp luật tôn trọng ý chí của người để lại di chúc trong việc định đoạt TS dùng vào việc thờ cúng, tuy nhiên vấn đề này cũng cần phải dươc đảo bảo quyền lợi cho những người liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ Tài sản tho di chúc của người chết.
Bên cạnh đó, việc định đoạt TS của người để lại di chúc cũng phần nào sẽ bị ảnh hưởng bởi các trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào di chúc
Chỉ định người quản lý tài sản thờ cúng?
Bên cạnh nôi dung về di sản dùng cho việc thờ cúng thì người để lại di chúc có quyền chỉ định người nào dó quản lý tài sản thờ cúng. Theo quy định của PL dân sự hiện hành thì NV của người quản lý di sản thờ cúng chưa được quy định cụ thể, nên người quản lý di sản thờ cúng phải dựa vào nội dung của di chúc để thực hiện NV thờ cúng đúng theo ý chí của người để lại di chúc.
Nếu trong trường hợp mà di chúc không đề cập đến ai la người quản lý di sản thờ cũng thì người quản lý sẽ được những người thừa kế thỏa thuận, thống nhất cử ra và có nghĩa vụ thờ cúng theo đúng như thỏa thuận của những người thừa kế
Vấn đề đặt ra là khi người để lại di sản không chỉ định người thực hiện việc quản lý di sản thờ cúng cụ thể trong nội dung của di chúc thì những người thừa kế khó có thể cử ra một người quản lý di sản vì họ mâu thuẫn, tranh chấp nên đẫn đến không thống nhất được ý kiến thì sẽ dẫn đến việc khó giải quyết.
Bên cạnh đó, nếu trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo PL
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: di chúc, di sản, di sản thờ cúng, Tài sản, thừa kế