1. Khách thể của tội phạm
Với tội làm nhục người khác, khách thể của tội là danh dự, nhân phẩm của con người.
Về lý luận, việc xác định khách thể của tội làm nhục người khác là căn cứ để xếp tội này vào chương các tội xâm phạm tinh mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trong BLHS. Còn trong thực tế, khách thể của tội phạm này là điều kiện tiên quyết phải kiểm tra khi xác định hành vi vi phạm. Từ đó, định tội và xác định trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với người có hành vi vi phạm đó.
2. Mặt khách quan của tội phạm
+ Hành vi khách quan của tội là hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác.
Hình thức biểu hiện của hành vi trên vô cùng đa dạng. Có thể là những lời nói mang tính chất thóa mạ; miệt thị; hạ thấp danh dự, nhân phẩm như chửi bới, nhạo báng, … Đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy nhục nhã trước người khác. Có thể là những cử chỉ, hành vi có tính chất bêu rếu…
Đặc trưng của hành vi khách quan của tội làm nhục người khác là thực hiện công khai trước mặt họ; từ đó, nạn nhân bị tổn thương, cảm thấy nhục nhã. Hoặc cũng có thể thực hiện thông qua người khác; hay các phương tiện, hình thức trung gian để đến nạn nhân.
+ Không phải mọi hành vi trên đều được xác định là hành vi khách quan của tội. Dấu hiệu để xác định tính nguy hiểm đáng kể phải là mang tính “nghiêm trọng”.
Việc đánh giá mức độ của hành vi phải căn cứ vào thái độ, nhận thức của người phạm tội. Kết hợp với đó là cường độ; thời gian kéo dài hành vi; vị trí; môi trường xung quanh; trình độ nhận thức; vị thế; vai trò của người bị hại trong tổ chức, gia đình, … Vì thế, dư luận xã hội trong trường hợp này đóng một vai trò không nhỏ.
+Tội có cấu thành tội phạm (CTTP ) hình thức. Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội có lời nói; hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Hậu không phải là dấu hiệu bắt buộc.
3. Chủ thể của tội phạm
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải là chủ thể của tội làm nhục người khác.
Do đó, chủ thể của Tội làm nhục người khác phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên; và không thuộc tình trạng không có năng lực TNHS. Chủ thể của tội làm nhục người khác có thể là người có mối quan hệ mâu thuẫn, hiểm khich; hoặc thù hận đối với nạn nhân. Từ đó, mong muốn thực hiện đến cùng hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm nạn nhân để đạt được mục đích của mình.
4. Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của tội là lỗi cố ý. Cụ thể là cố ý trực tiếp. Cần xác định người đó nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; hành vi thực hiện là xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác những vẫn thực hiện.
Về động cơ và mục đích phạm tội. Hai yếu tố này không được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website: https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: dấu hiệu pháp lý, hình sự, tội làm nhục