DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI TRỐN THUẾ THEO BLHS 2015

Dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế
Dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế

Theo quy định tại Điều 200 BLHS năm 2015, có thể chỉ ra bốn dấu hiệu pháp lý chung trong cấu thành tội phạm của tội trốn thuế.

1. Khách thể của tội trốn thuế:

Đối với tội phạm trốn thuế, đây là một trong những tội được quy định trong nhóm: “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”. Do đó, khách thể chung mà tội này là chế độ kinh tế của nhà nước; khách thể loại mà tội trốn thuế xâm hại là trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước; mà cụ thể là trật tự quản lý việc thu thuế, nộp thuế cho ngân sách Nhà nước.

Khách thể trực tiếp của tội trốn thuế xâm hại đến là các quy định của Nhà nước; về trách nhiệm phải đóng thuế nộp vào ngân sách cho Nhà nước; khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh, sản xuất, dịch vụ,

Đối tượng tác động của tội phạm này là số tiền thuế; mà lẽ ra người phạm tội phải nộp theo quy định của pháp luật. Thông qua việc tác động vào số tiền thuế này bằng cách trốn tránh không nộp thuế, mà các đối tượng phạm tội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến các khách thể kể trên.

2. Mặt khách quan của tội trốn thuế:

Thứ nhất là về hành vi khách quan của tội phạm. Được thể hiện ở ba tiêu chí: tính nguy hiểm cho xã hội; hoạt động có ý thức và ý chí; là hành vi trái pháp luật hình sự.

– Ở tính nguy hiểm cho xã hội, nó thể hiện ở chỗ hành vi này gây ra thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Cụ thể là chính sách thuế của Nhà nước.

– Ở hoạt động có ý thức và ý chí. Nó thể hiện ở việc người phạm tội có khả năng nhận thức được hành vi trốn thuế là sai; trái pháp luật; có khả năng và điều kiện để lựa chọn cách khác nhưng vẫn chọn cách trốn thuế.

– Ở hành vi trái pháp luật hình sự. Đây là đặc điểm chung trong hành vi khách quan của bất cứ tội phạm cụ thể nào.

Thứ hai là về hậu quả của tội trốn thuế. Người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi đó có thể gây ra hậu quả trực tiếp hoặc hậu quả gián tiếp.

– Hậu quả trực tiếp là gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước; làm Nhà nước không thu được một khoản ngân sách nhất định; mà lẽ ra phải thu được.

– Hậu quả gián tiếp có thể xảy ra. Việc thiếu hụt ngân sách Nhà nước có thể kéo theo nhiều hệ quả.  Cụ thể, chế độ y tế, chế độ giáo dục bị giảm sút… làm chậm quá trình phát triển và của đất nước.

Xem thêm: TỘI TRỐN THUẾ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

Thứ ba là về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Việc thực hiện một trong các hành vi trốn thuế phải là nguyên nhân trực tiếp; dẫn tới việc trốn số tiền thuế đã nêu trong phần hậu quả của tội trốn thuế; và hành vi trốn thuế này phải được thực hiện trước và có khả năng thực tế dẫn tới việc người có nghĩa vụ nộp thuế không nộp hoặc nộp ít hơn số tiền thuế theo quy định của pháp luật.

3. Chủ thể của tội trốn thuế:

Không chỉ bao gồm cá nhân mà còn bao gồm cả pháp nhân thương mại.

Đối với cá nhân phạm tội này phải đủ 16 tuổi trở lên (theo quy định tại điều 12 BLHS 2015); và có đầy đủ năng lực chịu TNHS.

Đối với pháp nhân thương mại, thì chỉ bị truy cứu TNHS về tội phạm này khi thỏa mãn các điều kiện để truy cứu TNHS được quy định tại điều 75 BLHS 2015.

Tuy đây không phải là dạng chủ thể đặc biệt, nhưng không phải cá nhân, pháp nhân thương mại nào cũng có thể trở thành chủ thể của tội này, chỉ những người, pháp nhân thương mại mà theo quy định của pháp luật họ có nghĩa vụ phải nộp thuế thì mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm.

4. Mặt chủ quan của tội trốn thuế:

Được thế hiện qua các dấu hiệu về lỗi và về động cơ, mục đích:

– Lỗi cố ý của người thực hiện hành vi trốn thuế

Về lý trí, chủ thể thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật; vi phạm các quy định về thuế; và thấy được tính chất của hành vi mà mình thực hiện là nguy hiểm cho xã hội. Chủ thể thực hiện hành vi trốn thuế, có thể thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi trốn thuế ở mức độ khác nhau; tuy nhiên, về nguyên tắc chủ thể phạm tội phải thấy được hành vi của họ gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến trật tự quản lý chung.

Về ý chí, chủ thể phạm tội trốn thuế mong muốn cho hành vi trốn thuế được thực hiện, mong muốn họ không phải nộp thuế hoặc nộp số thuế ít hơn số thuế thực tế mà họ có nghĩa vụ phải nộp theo quy định của pháp luật.

– Về động cơ, mục đích của người thực hiện hành vi phạm tội trốn thuế. Động cơ, mục đích của người thực hiện hành vi phạm tội trốn thuế không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, người phạm tội này cũng có động cơ và mục đích phạm tội; động cơ phạm tội của họ có thể là động vụ lợi. Mục đích của người thực hiện hành vi phạm tội trốn thuế là để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, mà cụ thể là muốn chiếm đoạt số thuế mà đáng lẽ ra họ phải nộp cho Nhà nước.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website: https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , ,