Mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm lỗi; động cơ; và mục đích phạm tội.
Lỗi có lỗi cố ý và lỗi vô ý.
– Trong các tội phạm cố ý, lỗi cố ý có thể là cố ý trực tiếp; hoặc là cố ý gián tiếp (Ví dụ: Tội giết người – Điều 123 BLHS); nhưng cũng có thể chỉ là cố ý trực tiếp (Ví dụ: Tội trộm cắp tài sàn – Điều 173 BLHS); hoặc chỉ có thể là cố ý gián tiếp (Ví dụ: Tội bức tử – Điều 130 BLHS).
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 BLHS 2015 thì lỗi cố ý trực tiếp là trường hợp “người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra”. Người có lỗi cố ý trực tiếp nhận thức rõ hành vi làm có tính nguy hiểm đến xã hội; và cũng đã có sự dự kiến hành vi đó tất nhiên hoặc có thể gây ra hậu quả thiệt hại. Đồng thời, hậu quả thiệt hại của hành vi mà người phạm tội thấy trước hoàn toàn phù hợp với mục đích; nó có thể phù hợp với sự mong muốn của người đó.
Xem thêm: DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI (P2) – MẶT KHÁCH QUAN
Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người khi làm các hành vi đó, họ vẫn nhận thức rõ hành vi này nguy hiểm; thấy được trước hậu quả của hành vi đó xảy ra. Mặc dù không mong muốn nhưng vẫn có ý định để hậu quả xảy ra
– Trong các tội phạm vô ý. Lỗi vô ý bao gồm lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc lỗi vô ý vì cẩu thả…
Ngoài dấu hiệu lỗi còn có động cơ và mục đích phạm tội. Động cơ phạm tội được hiểu là động lực ở bên trong thúc đẩy; từ đó người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý. Trong khi đó, với mục đích phạm tội, đây là kết quả trong ý thức chủ quan; người phạm tội đặt ra phải thực hiện cho bằng được khi thực hiện hành vi phạm tội cố ý.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website: https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: dấu hiệu định tội, hình sự