Trên thực tế, dưới tác động của nên kinh tế thị trường có sự cạnh tranh, có doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ nhưng có doanh nghiệp sẽ trở nên suy yếu và không còn khả năng duy trì. Do vậy chúng ta có thể thấy rằng phá sản là một quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Vậy chủ thể có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản là ai? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lí
Luật phá sản năm 2014
Chủ thể có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản
Căn cứ theo quy định tại Luật Phá sản, chủ thể có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản của doanh nghiệp là Tòa án nhân dân. Cụ thể như sau
+ Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết trong phạm vi như sau:
Giải quyết các vụ về phá sản ở nước ngoài hoặc phá sản có người tham gia thủ tục ở nước ngoài
Các công ty/ doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ. Trong đó có bất động sản thuộc nhiều nơi tại tỉnh đó
Các vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã , thành phố khác nhau thuộc tỉnh
+ Đối với tòa án nhân dân cấp huyện
Giải quyết các vụ phá sản doanh nghiệp mà nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp ở huyện, quận, thị xã và thành phố nhưng không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Tóm lại, Thẩm quyền giải quyết phá sản doanh nghiệp thuộc về tòa án nhân dân cấp tỉnh và tòa án nhân dân cấp huyện theo phạm vi lãnh thổ mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Xem thêm: PHÁ SẢN LÀ GÌ? DOANH NGHIỆP BỊ COI LÀ PHÁ SẢN KHI NÀO?
———————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: Luật Phá Sản năm 2014