Người bị buộc tội trong vụ án hình sự vẫn được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Trong nhiều trường hợp, cơ quan có thẩm quyền phải chỉ định người bào chữa để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.
1. Quy định về trường hợp được chỉ định luật sư bào chữa
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:
- Bị can, bị cáo về tội mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
- Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
Cơ quan, tổ chức được yêu cầu hoặc đề nghị của cơ quan có thẩm quyền
Được quy định tại Khoản 2, Điều 76.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp quy định tại khoản 1:
- Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa;
- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này, người bị buộc tội và người đại diện hoặc người thân thích của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. Căn cứ theo khoản 3 Điều 77 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
2. Quy định về chi trả chi phí cho luật sư chỉ định
Trách nhiệm chi trả cho luật sư bào chữa khi được chỉ định thuộc về cơ quan tố tụng yêu cầu luật sư bào chữa. Căn cứ theo Khoản 1, Điều 3 Thông tư liên tịch 191/2014/TTLT-BTC-BTP thì:
- Cơ quan điều tra yêu cầu cử luật sư tham gia vụ án ở giai đoạn điều tra, thì cơ quan điều tra có trách nhiệm chi trả cho luật sư đối với những hoạt động của luật sư trong giai đoạn điều tra;
- Viện Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm chi trả cho luật sư đối với những hoạt động của luật sư ở giai đoạn truy tố;
- Toà án nhân dân có trách nhiệm chi trả cho luật sư đối với những hoạt động của luật sư ở giai đoạn xét xử.
Mức chi phí và các khoản thù lao mà luật sư chỉ định được hưởng khi tham gia bào chữa
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 2 Thông tư liên tịch 191/2014/TTLT-BTC-BTP, cụ thể:
– Mức thù lao chi trả cho 01 ngày làm việc của luật sư tham gia tố tụng trong vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu là 0,4 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định. Ngày làm việc của luật sư được tính trên cơ sở 08 giờ làm việc.
– Trong trường hợp, luật sư làm việc trong nhiều ngày, nhưng mỗi ngày thực hiện không đủ 08 giờ, thì số ngày làm việc của luật sư được tính trên tổng số giờ làm việc thực tế của luật sư. Số giờ làm việc lẻ còn lại (nếu có) được tính như sau:
- Nếu số giờ làm việc lẻ không đủ 06 giờ thì tính thành ½ ngày làm việc.
- Nếu số giờ làm việc lẻ từ 06 giờ trở lên thì tính thành 01 ngày làm việc.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486