CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

1, về khái niệm

Như chúng ta biết trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một chế định bắt nguồn từ một chế định chung nhất đó là chế định về trách nhiệm dân sự. Do đó để đưa ra khái niệm về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng thì trước tiên cần phải hiểu rõ khái niệm trách nhiệm dân sự và gì? Và quna hệ giữa TNDS và trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là như thế nào?

Trước khi bộ luật dân sự hiện hành thì trong khoa học pháp lý dân sự, khi bàn đến trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng hầy hết đều được các nhà nghiên cứu đồng nhất rằng nó xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật. Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau được đặt ra, tuy nhiên khái quát lại thì các khái niệm đó đều được xây dựng dựa trên căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được quy định trong BLDS.

Theo đó, có thể hiểu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự mà trong có có một hoặc nhiều chủ thể đều có trách nhiềm phải BTTH và bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần cho người bị thiệt hại phải gánh chịu khi các đối tượng đó được PL bảo vệ khi bị xâm phạm

2, Vậy căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH là gì?

Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH được xem là cơ sở pháp lý để cơ quan NN có thẩm quyền dựa vào đó để  xác định trách nhiệm BTTH. Về căn cứ pháp lý phát sinh trách nhiệm BTTH được quy định cụ thể tại điều 584 pháp luật dân sự hiện hành bao gồm:

Một là, phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế

Thiệt hại được xem là căn cứ đầu tiên và quan trọng nhất khi xác định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Bởi nếu không có thiệt hại thì làm sao làm phát sinh được trách nhiệm BTTH

Có thể hiểu thiệt hại là những hậu quả bất lợi về vật chất, mà biểu hiện cụ thể nhất chính là thiệt hại về tài sản hoặc là những chi phí và những thu nhập bị giảm susthay bị mất đi mà nguyên nhân là do có sự thiệt hại về tính mạng sức khỏe gây ra. Đồng thời thiệt hại ấy phải tính toán được. Mặt khác, thiệt hại còn là thiệt hại về tinh thần và chính người bị thiệt hại và những người thân của họ phải gánh chịu.

Như vậy về phạm vi thiệt hại đã được mở rộng hơn so với BLDS trước đó. Điều này cho thấy pháp luật đã quan tâm và bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi họ bị xâm phạm.

Hai là, phải có hành vi trái PL gây ra thiệt hại

Trên thực tế trách nhiệm BTTH thường được phát sinh từ những sự kiện do hành vi cố ý hoặc vô ý của người gây ra thiệt hại. Và hành vi gây ra thiệt hại đó phải được xác định là hành vi trái PL, đồng thời người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường.

Đây là một yếu tố quan trọng để xác định trách nhiệm BTTHH ngoài đường. Thế nhưng nếu xét về pháp lý thì không phải bao giờ hành vi gây thiệt hại cũng được xem là hành vi trái PL, chẳng hạn như gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng, trong tình thế khẩn cấp….đối với những trường hợp như vậy thì sẽ không làm phát sinh trách nhiệm BTTH.

Ba là, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái PL với thiệ hại

Theo quy định của pháp luật dân sự thì người nào có hành vi xâm phạm đến sức khỏe hoặc tính mạng, danh sự hay uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người khác mà hành vi này lại chính là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho họ thì người đó phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại, trừ một số trường hợp có quy định khác của PL. Như vậy giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại phải có mối quan hệ với nhau.

Bên cạnh đó pháp luật còn quy định phạm vi điều chỉnh trong trường hợp đối với TS gây ra thiệt hại. Các quy định của BLDS hiện hành đã khái quát được các trường hợp khi đối tượng gây ra thiệt hại là tài sản.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , ,