PHÂN BIỆT GIỮA CẦM ĐỒ VÀ CẦM CỐ TÀI SẢN

Cầm cố và cầm đồ là hai khái niệm và hiện tượng phá lý dân sự đặc biệt, có nhiều điểm chung. Mỗi hiện tượng có đặc điểm, tính chất riêng, dùng để nhận biết và áp dụng đúng trường hợp vào thực tiễn pháp luật.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 của Quốc hội

CẦM CỐ

Khái niệm

Căn cứ theo Điều 309, Bộ luật Dân sự 2015, cầm cố tài sản được hiểu là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Cầm cố là quan hệ dân sự đòi hỏi mà ở đó xảy ra sự chuyển giao tài sản bảo đảm từ bên cầm cố (bên sở hữu tài sản) sang bên nhận cầm cố quản lý trong thời hạn của hợp đồng cầm cố. Các quyền về tài sản,hoặc tài sản được hình thành trong tương lai được quy định trong các giấy tờ pháp lý.

Quyền và nghĩa vụ các bên

Khi  hai bên đương sự lựa chọn cầm cố tài sản là biện pháp đảm bảo thì mỗi bên có quyền và nghĩa vụ như sau:

Bên cầm cố giao tài sản cho bên nhận cầm cố theo thỏa thuận; thanh toán cho bên nhận cầm cố một khoản chi phí hợp lý để bảo quán tải sản. Trong trường hợp có phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ của người thứ ba gắn liền với tài sản, bên cầm cố phải thông báo với bên nhận cầm cố. Nếu thực hiện không đúng với thỏa thuận và  không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố. (Điều 311, Bộ luật Dân sự 2015.

Bên nhận cầm cố cũng có các nghĩa vụ và quyền hạn với tài sản cầm cố và với bên cầm cố. Bên nhận cầm cố có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố. Cụ thể:

Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bên nhận cầm cố có nghĩa vụ trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. (Điều 313).

Khi nhận cầm cố tài sản, bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó; xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Đồng thời, bên nhận cầm cố được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận. (Điều 314).

Quan hệ cầm cố chấm dứt khi phát sinh các điều kiện sau:

– Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

– Tài sản cầm cố đã được xử lý.

– Theo thỏa thuận của các bên.

– Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

Ví dụ: A vay B 100 triệu để làm ăn. A giao cho B chiếc xe máy của mình để B giữ nhằm làm tài sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho B. Sau khi đã trả cả gốc và lãi cho B, theo thỏa thuận,B trả lại cho A chiếc xe máy. Khi trả lại xe máy cho anh A, anh B có nghĩa vụ trả lại giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố cho anh A. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho anh A, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. (Theo điều 316).

CẦM ĐỒ

Khái niệm

Cầm đồ là một loại hình kinh doanh có điều kiện, được quy định trong Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố. (Khoản 4, Điều 3, Nghị định 96).

Điều kiện của cơ sở kinh doanh cầm đồ như sau: Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh.

Trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản. ( Điều 9, Nghị định 96).

Quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên

Căn cứ theo Điều 29, Nghị định 96/2016/NĐ-CP, Cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có trách nhiệm:

– Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh.

–  Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.

– Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản.

– Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.

– Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có.

– Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự.

– Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và đảm bảo an toàn đối với tài sản của người mang tài sản đến cầm cố.

Như vậy, quan hệ dân sự cầm cố phát triển thành quan hệ kinh doanh có liên quan đến yêu tố tiền tệ,tạo ra lợi nhuận, gọi là kinh doanh cầm đồ.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

 

 

 

 

 

 

Tags: , ,