CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH VI KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH VI KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH VI KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

1. Hủy việc kết hôn trái pháp luật (KHTPL)

Đối với việc hủy KHTPL là do TA thực hiện theo yêu cầu của người có quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật quy định tại Điều 10 Luật HN&GĐ 2014 và dựa vào nhiều căn cứ khác nhau. Cụ thể:

Thứ nhất, về quan hệ nhân thân

Hai bên trong quan hệ hôn nhân trái pháp luật không phải là vợ chồng. Vì thế, kể từ ngày phán quyết của TA về hủy việc kết hôn trái pháp luật có hiệu lực pháp luật, hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng

Thứ hai, về quan hệ giữa cha mẹ và con

Theo pháp luật hôn nhân thì quan hệ giữa cha mẹ và con phát sinh dựa trên sự kiện sinh đẻ nên đứa con mà họ sinh ra phải được đối xử bình đẳng như con của các cặp vợ chồng hợp pháp khác.

Q&NV của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn. Nếu trong trường hợp cha mẹ không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định.

cuối cùng là về quan hệ tài sản

Việc giải quyết vấn đề TS chung thể hiện rõ tính chất chế tài của hủy kết hôn trái pháp luật. Khi không được công nhận là vợ chồng thì TS chung giữa họ không phải tài sản chung hợp nhất mà là tài sản chung theo phần. Theo đó, tài sản riêng của ai sẽ thuộc về người đó, các quan hệ tài sản, nghĩa vụ, hợp đồng được giải quyết theo thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án tiến hành giải quyết theo quy định của BLDS.

Ngoài ra, Luật HN&GĐ 2014 còn có quy định để bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ và con tại Khoản 2 Điều 16. Tuy nhiên, theo quy định của Luật HN&GĐ 2014, xử lý việc kết hôn trái pháp luật vẫn thể hiện rõ tính điểm linh hoạt, phù hợp với thực tiễn xử lý việc kết hôn trái pháp luật.

2. Xử lý hành chính đối với hành vi KHTPL

– Điều 58 và khoản 1, khoản 2 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP20 ngày 15/7/2020 của Chính phủ đã quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực HN&GĐ và mức xử phạt.

– So với nghị định 87/2001/NĐ-CP và nghị định 110/2013/NĐ-CP trước đây. Mức phạt được quy định trong nghị định 82/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi. Trước đây, mức phạt tiền cao nhất được áp dụng chỉ 500 nghìn đồng, sau đó tăng lên 3 triệu đồng và hiện nay là 20 triệu đồng. Điều này nhằm tạo sự phù hợp với thực tiễn và hoàn cảnh xã hội hiện này đồng thời đảm bảo tính nghiêm minh trong xử lý vi phạm.

3. Xử lý hình sự về hành vi KHTPL

Căn cứ  theo quy định của pháp luật hiện hành, ta có thể thấy rằng đối với  hành vi vi phạm pháp luật về kết hôn chỉ bị xử lý khi hành vi vi phạm đó cấu thành tội phạm được quy định trong BLHS.

– Chương XV BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định các tội phạm xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ở:

+ Điều 181 (Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện)

+ Điều 182 (Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng)

+ Điều 183 (Tội tổ chức tảo hôn)

+ Điều 184 (Tội loạn luân).

Xem thêm: Quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

Như vậy, hành vi KHTPL không những bị huỷ mà còn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

=>> Nhìn chung, mức hình phạt dành cho các tội này là không cao, hình phạt cao nhất được áp dụng đối với tội xâm phạm chế độ HN&GĐ là 05 năm đối với tội loạn luân.

Tuy nhiên, việc xử lý hình sự đối với các vi phạm pháp luật về HN&GĐ nói chung và kết hôn nói riêng còn rất hạn chế. Tình trạng vi phạm chế độ một vợ, một chồng xảy ra tương đối nhiều nhưng rất ít bị xử lý. Vì vậy, chế tài hình sự được xem là một thứ “công cụ pháp lý bị lãng quên”

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , ,