BUÔN BÁN NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

1. Một số phần tích về buôn bán người:

Khái niệm về “buôn bán người” gồm ba yếu tố:

Thứ nhất là hành vi phạm tội. Chuyển giao; tiếp nhận; tuyển mộ; vận chuyển; chứa chấp người để chuyển giao.

Thứ hai là thủ đoạn phạm tội: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, bắt cóc, lừa gạt; lạm dụng quyền lực; lợi dụng tình trạng quẫn bách của nạn nhân hoặc các thủ đoạn khác.

Thứ ba là mục đích phạm tội. Lấy tiền hoặc lợi tích vật chất khác hoặc bóc lột tình dục, bóc lột sức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hay vì mục đích vô nhân đạo khác.

Nạn nhân của hoạt động buôn bán người là bất kỳ người nào. Riêng trường hợp nạn nhân là người chưa thành niên; và người có nhược điểm về thể chất; hoặc tinh thần; thì không cần yếu tố thủ đoạn mà chỉ cần có hành vi và mục đích là đủ dấu hiệu cấu thành tội buôn bán người.

2. Ý nghĩa về việc đưa ra khái niệm:

Như vậy, khái niệm buôn bán người trong Luật phòng chống buôn bán người đã khắc phục được khó khăn vướng mắc về sự đồng nhất trong cách hiểu về một khái niệm và đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn hiện nay trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán người ở Việt Nam. Khái niệm này cũng phù hợp với quy định trong Bộ luật hình sự và các quy định khác trong các văn bản pháp luật Việt Nam và phù hợp với chuẩn mực quốc tế về phòng chống tội phạm buôn bán người.

Xem thêm: Nâng cao hiệu quả về quy định giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website: https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: ,