BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO ĐỘNG VẬT GÂY RA

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO ĐỘNG VẬT GÂY RA
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO ĐỘNG VẬT GÂY RA

1, Khái niệm động vật theo PL dân sự

Động vật là một khái niệm có nội hàm rất rộng, đó là tất cả những loài sinh vật có khả năng tự cử sộng được và có sự vận động trong môi trường sống. Từ đó, có thể hiểu động vật sẽ bao gồm cả gia súc, gia cầm, các loài thú, bò sát, côn trùng…đó đều là những loài động vật được con người nuôi dưỡng thuần dưỡng để trong nhà hoặc là những động vật sống hoang dã trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, giữa những loài động vật trên dù sống ở môi trường nào thì cũng có chung đặc điểm về bản năng và mang tính loài. Đặc biệt là trong quá trình chúng hoạt động sinh sống thì có thể gây ra những thiệt hại cho con người cũng như môi trường xung quanh.

2, Trường hợp BTTH do súc vật gây ra

Có thể hiểu súc vật là những loại động vật mà đã được con người tiến hành thuần dưỡng để nó trở thành những loài vật nuôi sống trong nhà, sống thân thiện với con người và môi trường xung quanh, và con người có thể điều khiển được những hoạt đọng của chúng để chúng phục vụ cho những nhu cầu của mình.

Trường hợp BTTH do súc vật gây ra cũng đã được quy định khá cụ thể chi tiết tại Điều 630 PL dân sự hiện hành. Mặc dù súc vật và thú dữ đều là những loài động vật và đều có khả năng gây ra thiệ hại và làm phát sinh trách nhiệm BTTH nhưng cơ sở pháp lý để giải quyết theo PL dân sự thì lại khác nhau, nên trong thực tế cũng cần phân biệt rõ hai trường hợp này.

Về chủ thể chịu trách nhiệm

TNBTTH do súc vật gây ra cũng có thể thuộc về chủ sở hữu hoặc là người được giao chiếm hữu, sử dụng súc vật, về NCH, sử dụng trái PL với súc vật. Điểm khác biệt so với BTTH do thú dữ gây ra là chủ thể chịu trách nhiệm BTTH do súc vật gây ra có thể là người thứ ba có lỗi dẫn đến súc vật gây ra thiệt hại cho người khác.

– Trách nhiệm BTTH do chủ sở hữu của sở hữu súc vật thì căn cứ vào từng trường hợp súc vật gây ra thiệt hại mà trách nhiệm BTTH  và mức độ BTTH được xác định khác nhau, chẳng hạn như: căn cứ vào trường hợp CSH đang trực tiếp quản lý, sử dụng vật mà súc vật gây thiệt hại thì CSH phải chịu trách nhiệm, bất kể có lỗi hay không; hoặc trong trường hợp súc vật gây thiệt hại không thuộc sự quản lý của CSH thì CSH vân phải bồi thường nhưng tùy vào các trường hợp khác nhau..

– Còn đối với trách nhiệm BTTH của các chủ thể khác cũng được chia thành các trường hợp khác nhau để quy định về mức độ trách nhiệm, bao gồm

+ trách nhiệm của người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp

+ trách nhiệm của người chiếm hữu, sử dụng trái với PL

+ trách nhiệm BTTH của bên thứ ba

 

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: ,