Về thời điểm được cho là thời gian xác lập cầm giữ TS được quy định tại điều 347 pháp luật dân sự hiện hành, theo đó Cầm giữ TS được phát sịnh từ thời điểm đến hạn thực hiện NV mà bên có NV lại không thực hiện hoặc là thực hiện không đúng NV
Từ quy định trên của BLDS có thể thấy quyền cầm giữ tài sản chỉ phát sinh khi thỏa mãn được hững điều kiện dưới đây
Thứ nhất, để xác lập quyền cầm giữ phải tồn tại một NV không được thực hiện hoặc là thực hiện không đúng
Xét theo quy định PL thì NV đó của bên có NB khi đến hạn mà họ không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo thỏa thuận trước đó. Và việc xác định thời điểm bên có NV vi phạm nghĩa vụ thì phải căn cứ vào các thỏa thuận trước đó của các bên trong hợp đồng về thời điểm, thời gian phải thực hiện xong NV. Còn nếu trong những trường hợp mà các bên không có thỏa thuận thì thời điểm thực hiện quyền và NV được xác định là thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực
Hai là, bên có quyền hay còn gọi là bên cầm giữ đang nắm giữ hợp pháp loại tài sản được coi là đối tượng của hợp đồng song vụ
Không chỉ riêng biện pháp này mà bất kỳ một biện pháp nào có đối tượng được xác định là tài sản thì tài sản đó phải được xem là tài sản hợp pháp và bên có quyền phải chiếm giữ tài sản đó một cách hợp pháp thông qua hợp đồng, thỏa thuận…Thế nhưng tài sản mặc dù được chuyển giao cho bên có quyền nắm giữ nhưng người đó lại không có quyền chuyển giao, sử dụng tài sản được cầm giữ nếu như không có sự đồng ý của bên kia
Nghĩa vụ được bảo đảm ở đây phải xác định là NV trực tiếp phát sinh từ tài sản cầm cố
Ví dụ: NV của các bên thuê tài sản là phải trả tiền thuê tài sản và các khoản tiền bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho tài sản, tiền lưu kho, tiền bảo quản…những NV lại không phát sinh một cách trực tiếp từ TS cầm giữ đó thì bên có quyền không được cầm giữ nó, chẳng hạn như D thuê nhà của G và tiền thuê nhà đã được thanh toán vào ngày đầu tiên của mỗi quý. Tuy nhiên đến trả tiền thuê nhưng D lại không đủ tiền thanh toán cho G như thỏa thuận và G không thể viện lý do là D không thanh toán tiền nhà cho mình để tự ý lấy đi các tài sản như điều hòa, ti vi..trong nhà D nhằm bảo đảm D sẽ thực hiện NV đối với mình
Cuối cùng đó là mối liên hệ pháp lý giữa NV vi phạm và khả năng chiếm hữu
Về bản chất thì cầm giữ tài sản được xem là một biểu hiện cụ thể của quyền hoãn thực hiện NV dân sự trong hợp đồng song vụ của bên phải thực hiện NV sau được quy định tại Đ354 pháp luật dân sự hiện hành.
Mối liên hệ pháp lý phản ánh một sự phụ thuộc giữa các NV bao gồm: 1 NV không thực hiện hoặc không được thực hiện đúng và một NV giao tài sản, cả hai NV này đều phát sịnh từ một hợp đồng mà ra.
Thế nhưng bằng việc cầm giữ tài sản mà đáng lẽ phải trao lại cho người có NV thì bên có quyền chỉ tạm hoản việc thực hiện NV của mình và đây được xem là quyền hoãn thực hiện NV dân sự trong hợp đồng song vụ của người có quyền.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: biện pháp cầm giữ, cầm giữ tài sản, Tài sản, thời điểm xác lập