1. Khái quát chung:
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là hành vi nguy hiểm với xã hội. Tội được quy định trong bộ luật hình sự; do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện. Họ đã xâm phạm trái phép quyền tự do thân thể của người khác.
2. Dấu hiệu pháp lý:
– Khách thể của tội:
Là một trong các yếu tố cấu thành tội phạm (CTTP); khách thể của tội này là quyền tự do thân thể của con người.
Bởi lẽ quyền tự do của con người được pháp luật quốc tế; cũng như pháp luật Việt Nam đã ghi nhận và bảo vệ. Và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã thể chế hóa đường lối, chủ trương của các nhà lãnh đạo.
Đối tượng của tác động của tội này chính là con người, việc bắt; hoặc giam/giữ người trái phép. Từ đó, đã xâm phạm đến quyền tự do thân thể của họ; và có thể gián tiếp gây ra những thiệt hại khác về tính mạng, sức khỏe của người bị bắt giữ.
– Chủ thể của tội:
Tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 không quy định tội “bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật”. Cho nên, chủ thể của tội phạm này là những người từ đủ 16 tuổi trở lên.
– Mặt khách quan của tội:
Hành vi khách quan của tội bao gồm 3 dạng hành vi: hành vi bắt người trái phép; hành vi giữ người trái phép; hành vi giam người trái phép. Có thể chỉ thực hiện một, hoặc hai hành vi hoặc thực hiện cả ba nêu trên.
– Mặt chủ quan của tội:
Có thể thấy, tội được thực hiện với lỗi cố ý. Có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp.
Mục đích phạm tội có thể là trả thù cá nhân; hoặc thực hiện tội phạm khác nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc của CTTP tội này.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website: https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: bắt giữ, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, hình sự, trái pháp luật