AI LÀ NGƯỜI CÓ QUYỀN YÊU CẦU NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG? VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG

AI LÀ NGƯỜI CÓ QUYỀN YÊU CẦU NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG? VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG
AI LÀ NGƯỜI CÓ QUYỀN YÊU CẦU NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG? VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG

1. Hiểu như thế nào về người có quyền yêu cầu NVCD 

Có nhiều cách hiểu về người có quyền yêu cầu  NVCD, nhưng tựu chung lại có thể hiểu rằng việc thực hiện cấp dưỡng của bên có NV là cơ sở để bên được cấp dưỡng được đảm bảo quyền bởi trên thực tế vì nhiều lý do mà bên có NV vô ý hoặc cố tình không thực hiện nghĩa vụ này, do vậy pháp luật HN&GĐ đã đưa ra quy định về quyền cho các chủ thể cấp dưỡng và một số quy định liên quan nhằm yêu cầu đối tượng có NV cấp dưỡng phải thực hiện theo đúng quy định PL.

Để bảo đảm tố quyền và lợi ích của người được cấp dưỡng cũng như bên cấp dưỡng, PL HN&GĐ 2014có đặt ra quy định tại điều 119  thì những người có quyền yêu cầu thực hiện NV cấp dưỡng đó là: 

– Một là có thể người được cấp dưỡng là cha, mẹ hoặc người GH của người đó

– Hai là, người thân thích

– Tiếp đến là CQQL nhà nước về GĐ

– Bốn là CQQL nhà nước về trẻ em

– Và hội liên hiệp phụ nữ

2. Một số các TH phát sinh NVCD theo pháp luật HN&GĐ hiện hành

Từ thực tiễn cuộc sống phức tạp, có nhiều trường hợp có thể xảy ra nên pháp luật HN&GĐ cũng quy định nhiều trường hợp phát sinh về nghĩa vụ cấp dưỡng, bao gồm: 

Thứ nhất, quy định về NVCD của cha mẹ đối với con cái

– Trường hợp 1: TH này xảy ra khi hôn nhân đang tồn tại, mà cha mẹ không có điều kiện trực tiếp nuôi con, con được giao cho người khác trông sóc hoặc chăm nom thì cha mẹ phải có NVCD cho con của mình. 

Trường hợp 2: Ở TH này xét khi cha mẹ ky hôn và được phân theo gia đoạn trước và sau thời điểm con thành niên.

– Và cuối cùng là một số trường hợp khác, trường hợp người cha phải cấp dưỡng cho con ngoài dã thú khi người con đó sống chung với người mẹ. Trong trường hợp người cha, người mẹ trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ CD cho con

Thứ hai, NVCD của con đối với cha mẹ

– Đối với trường hợp này thì NVCD được đặt ra đối với con đã thành niên hoặc không sống chung với cha mẹ, và mặt khác NV này chỉ đặt ra khi con có khả năng về kinh tế, hay đủ đảm bảo được cuộc sống hôn nhân của chính mình. Bởi lẽ, nếu con chưa thành niên, hoặc đã thành niên mà đã không có đủ điều kiện thì không thể có đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ này đối với cha, mẹ mình. Do vậy đây là nguyên nhân mà nguyên tắc này chỉ được đặt ra đối với con đã thành niên. 

Thứ ba, về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh chị em với nhau 

Ngoài những trường hợp trên, thì pháp luật còn quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh chị em với nhau. Thực tế có nhiều gia đình không còn cha mẹ, ông bà nên vấn đề về nghĩa vụ cấp dưỡng phải được đặt ra đối với những thành viên trong gia đình. Điều này cũng góp phần giúp ổn định cuộc sống cũng như tạo điều kiện phát triển cho họ. Về vấn đề này PL quy định tại điều 105 Luật hôn nhân và gia đình và điều 112 Luật này

-Từ điều luật đó, có thể hiểu NV này như NVCD có tính chất bổ sung cho nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con. Nó chỉ đặt ra trong trường hợp cha, mẹ, không còn và đối tượng là em chưa thành niên hoặc em đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Mặt khác cũng trong TH này thì em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa cụ cấp dưỡng cho anh chị khi họ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

=> Do vậy, xết về điều kiện thì họ đều là những người bảo đảm về tài chính, có điều kiện

Thứ tư, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo PL

Đối với một đứa trẻ chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị mất NLHVDS mà không có người chăm sóc, nuôi dưỡng khi cha mẹ, anh chị em trong gia đình không còn. Thì với trường hợp này, vấn đề được đặt ra đối với ông bà nội, ông bà ngoại (nếu còn sống) và căn cứ theo điều 113 LHNVGĐ

– Từ quy định trên  có thể thấy rằng NV này chỉ phát sinh trong một số trường hợp nhất định như sau:

+ là khi người cháu chưa thành niên

+ Là khi người cháu đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình, không có cha, mẹ, anh chị em nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng và không sống chung với ông bà

Thứ năm, NVCD giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột

Ngoài ra, PL còn đảm bảo tối đa quyền con người khi họ không có khả năng tự phát triển trong trường hợp không còn những người thân thiết như cha mẹ, anh chị em, ông bà thì pháp luật đã đặt ra NVCD đối với cô dì chú cậu bác ruột đôi với cháu ruột.  Với TH này thì lại căn cứ khoản 1 điều 114 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.  Có thể thấy đây là quy định mới đã mở rộng phạm vi quyền được cấp dưỡng của chủ thể được cấp dưỡng, cũng như đồng bộ phạm vi các quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng; mặt khác, đảm bảo quyền lợi ích tối đa của các thành viên

Cuối cùng , Nghĩa vụ CD giữa vợ và chồng khi ly hôn

– Điều kiện phát sinh sau khi ly hôn thì một bên có khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng. Điều này góp phần bảo đảm quyền và lợi ích của một bên khi họ không có đủ khả năng sống khi ly hôn. Bởi lẽ, trước đó họ cũng đã có quan hệ hôn nhân, từng chung sống và cùng nhau lao động tạo dựng gia đình. Nên việc quy định nghĩa vụ này là vô cùng hợp lý và đúng đắn. 

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , ,