HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI MẸ NHỜ MANG THAI HỘ KHI LAO ĐỘNG NỮ MANG THAI HỘ SINH CON

HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI MẸ NHỜ MANG THAI HỘ KHI LAO ĐỘNG NỮ MANG THAI HỘ SINH CON
HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI MẸ NHỜ MANG THAI HỘ KHI LAO ĐỘNG NỮ MANG THAI HỘ SINH CON

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Căn cứ Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội gồm 02 loại: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong đó từng loại hình bảo hiểm được hiểu như sau:

2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Dưới đây, là những nội dung liên quan đến hưởng chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ khi lao động nữ mang thai hộ sinh con. Cụ thể:

  1. Lĩnh vực: Bảo hiểm xã hội
  2. Cơ quan tiếp nhận:Bảo hiểm xã hội cấp huyện, Bảo hiểm xã hội cấp Tỉnh
  3. Cơ quan thực hiện:Bảo hiểm xã hội cấp huyện, Bảo hiểm xã hội cấp Tỉnh
  4. Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam, Doanh nghiệp
  5. Điều kiện về chủ thể:

Người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.

  1. Thành phần hồ sơ:

+ Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ

+ Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con

+ Danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập

+ Trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử

+ Trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền

+ Trong trường hợp con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử của con

  1. Thời gian tiếp nhận: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Lễ, Tết)
  2. Cách thức tiếp nhận:

+ Trực tiếp

+ Dịch vụ bưu chính

  1. Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Người mẹ nhờ mang thai hộ có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc. Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ thôi việc trước thời điểm nhận con thì nộp hồ sơ theo quy định và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

+ Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

+ Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm nhận con, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

10. Thời hạn giải quyết: từ 05 đến 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

     11. Cơ sở pháp lý

+ Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

+Nghị định 115/2015/NĐ-CP

+Nghị định 143/2018/NĐ-CP

+ Luật Bảo hiểm xã hội 

 

———————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: ,