Bảo trợ xã hội là tổng thể các biện pháp, các chính sách mà Nhà nước và cộng đồng xã hội thừa nhận và tuân thủ nhằm bảo vệ tối đa nhất quyền lợi cho người khuyết tật, cũng như đảm bảo quyền lợi về an sinh xã hội, hỗ trợ kinh tế cũng như một số vấn đề cho người khuyết tật.
Những người thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hay còn gọi là bảo trợ xã hội được quy định ở trên được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng với mức thấp nhất bằng 270.000 đồng nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
+ Hệ số 2,5 tương ứng bằng 675.000 đồng đối với đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng dưới 04 tuổi;
+ Hệ số 1,5 tương ứng bằng 405.000 đồng đối với đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng từ 04 tuổi trở lên;
+ Hệ số 1,5 tương ứng bằng 405.000 đồng đối với đối tượng Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP này mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất;
+ Hệ số 2,5 tương ứng bằng 675.000 đồng đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định này dưới 04 tuổi;
+ Hệ số 2,0 tương ứng bằng 540.000 đồng đối với đối tượng trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác từ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Xem thêm: Bảo hiểm xã hội 2014
+ Hệ số 1,5 tương ứng bằng 405.000 đồng đối với đối tượng trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác từ 16 tuổi trở lên;
+ Hệ số 1,0 tương ứng bằng 270.000 đồng đối với đối tượng Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất;
+ Hệ số 2,0 tương ứng bằng 540.000 đồng đối với đối tượng Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất từ 02 con trở lên;
+ Hệ số 1,5 tương ứng bằng 405.000 đồng đối với đối tượng người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
-
Lĩnh vực: Bảo hiểm xã hội
- Cơ quan tiếp nhận:Ủy ban Nhân dân huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã., Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn., Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
- Cơ quan thực hiện:Ủy ban Nhân dân huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã., Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn., Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Đối tượng thực hiện:Công dân Việt Nam, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX).
-
Điều kiện về chủ thể:
Những đối tượng khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng:
– Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
– Con của người đơn thân nghèo đang nuôi con quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
– Người từ đủ 80 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
-
Thành phần hồ sơ:
– Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân đứng ra tổ chức mai táng cho đối tượng (theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP);
– Bản sao giấy chứng tử của đối tượng;
– Bản sao quyết định hoặc danh sách thôi hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp người từ đủ 80 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
- Thời gian tiếp nhận: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Lễ, Tết)
-
Cách thức tiếp nhận:
+ Trực tuyến
+ Trực tiếp
+ Dịch vụ bưu chính
-
Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Cá nhân, cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng cho đối tượng làm hồ sơ theo quy định, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ chi phí mai táng.
10. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
11. Cơ sở pháp lý
+ Bảo hiểm xã hội 2014.
+ Bảo hiểm y tế 2008.
+ Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Tags: Bảo hiểm xã hội 2014., Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.