1. Tội trốn thuế được hiểu như thế nào?
Tội trốn thuế được quy định tại Điều 200 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015.
Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nó được thực hiện bằng việc trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế; theo quy định của pháp luật cho Nhà nước. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự đạt độ tuổi luật định; hoặc pháp nhân thương mại thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước.
2. Hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác được hiểu như thế nào?
Đây là hành vi cố ý làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả; hoặc các giấy tờ có giá giả khác trái với các quy định của pháp luật. Như hành vi chế bản, in ấn hoặc các thủ đoạn khác; từ đó, tạo ra công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác.
Hành vi tàng trữ công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác; là hành vi cất giữ công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác ở bất kì nơi nào; hoặc vận chuyển chúng từ nơi này đến nơi khác hoặc đưa các công cụ; giấy tờ đó vào lưu thông trên thị trường.
3. Phân biệt tội trốn thuế với hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác:
Hai tội đều có những điểm giống nhau về: chủ thể tội phạm; mặt chủ quan; khách thể của tội phạm. Chủ thể của hai tội phạm này đều là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định; đều thực hiện tội phạm với lỗi cố ý và xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước về kinh tế.
Để phân biệt hai tội phạm này cần dựa vào mặt khách quan và khách thể trực tiếp của tội phạm; cũng như đối tượng tác động của tội phạm đó.
Về hành vi khách quan của tội làm tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác; đây là hành vi cố ý làm, tàng trữ, vận chuyển; lưu hành công cụ chuyển nhượng giả; hoặc các giấy tờ có giá giả khác trái với các quy định của pháp luật. Do đó khách thể của tội phạm này là sự xâm phạm đến chế độ quản lý tài chính của nhà nước; gây thiệt hại đến nền kinh tế quốc gia. Còn tội trốn thuế xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước về thuế.
Xem thêm: PHÂN BIỆT TỘI TRỐN THUẾ VỚI TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LĨNH VỰC THUẾ
Như vậy, để phân biệt tội trốn thuế; với tội tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác; có thể đưa ra cách xác định tội danh trong trường hợp sau:
Trường hợp, chứng minh được việc làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả; hoặc các giấy tờ có giá giả khác; sử dụng vào việc hợp thức hóa hoạt động mua bán hàng hóa; và trốn thuế với số tiền đủ để truy cứu TNHS về tội trốn thuế thì người có những hành vi trên bị truy cứu về tội “trốn thuế”. Bởi lẽ hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác là một thủ đoạn, phương thức để thực hiện hành vi phạm tội trốn thuế.
Trường hợp, chứng minh được việc làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả; hoặc các giấy tờ có giá giả khác sử dụng vào việc hợp thức hóa hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới. Với giá trị hàng hóa đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu thì người có những hành vi trên bị truy cứu về tội “Buôn lậu”.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website: https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: công cụ chuyển nhượng giả, hình sự, phân biệt, trốn thuế