1. Về khái niệm XĐ cha, mẹ, con là gì?
Về vấn đề này đã có khá nhiều khái niệm được các nhà nghiên cứu đưa ra, tuy nhiên tựu chung lại về hàm ý thì có thể hiểu việc giải quyết và XĐ cha, mẹ, con tại là quá trình tìm kiếm, nhận diện tư cách cha, mẹ, con được thực hiện bởi trình tự và thủ tục của các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện mà trong trường hợp các bên đương sự đã không có sự tự nguyện mà lại có tranh chấp hoặc thỏa thuận thay đổi thân phận hay tư cách của cha, mẹ, con
2. PL hiện hành quy định về những trường hợp xác định cha, mẹ, con nào?
a. XĐ cha, mẹ hay con trong các trường hợp sinh con tự nhiên
* Trường hợp sinh con ra khi cha mẹ đã kết hôn và đó là hôn nhân hợp pháp
Bàn về trường hợp này, dựa theo quy định tại Điều 88 LHNGĐ năm 2014 liên quan đến việc xác định cha mẹ thì căn cứ, cơ sở để có thể xác định cha, mẹ và con bao gồm các căn cứ sau:
– Một là việc căn cứ dựa trên vào thời kỳ hôn nhân, tức là hai vợ chồng đã kết hôn và được công nhận. Thời kỳ hôn nhân là thời điểm tồn tại của quan hệ giữa vợ và chồng. Giai đoạn này cũng được tính kể từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày hôn nhân kết thúc
– Tiếp đến là căn cứ vào sự kiện chào đời của con.
Theo nguyên tắc giả định pháp lý xác định cha mẹ con theo Điều 88 thì pháp luật tập trung chú trọng tới quá trình thai nghén và sinh con của người vợ; Với điều kiện là người phụ nữ (vợ) và chỉ có người vợ là người mang thai và sinh ra đứa trẻ này. Pháp luật không thừa nhận việc mang thai hộ hay chửa đẻ thuê; người vợ phải là người thực hiện toàn bộ quá trình sinh đẻ.
– Cuối cùng đó là việc căn cứ được xác định trên sự thừa nhận của cha mẹ và con. Nhưng đây là một trường hợp đặc biệt và chỉ được áp dụng nếu trong trường hợp người vợ sinh con trước ngày hai vợ chồng đăng ký kết hôn. Còn nếu trong trường hợp này sau khi sinh con hai bên nam nữ có đăng ký kết hôn thì đây chính là điều kiện tiên quyết để vợ chồng thừa nhận đứa trẻ và đứa trẻ được trở thành con chung của vợ chồng một cách hợp pháp.
* Trường hợp sinh con ra khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp
Trong trường hợp này, báo cáo kết luận xét nghiệm ADN cho thấy giữa trẻ em và người được yêu cầu xác định là cha mẹ có quan hệ huyết thống với nhau sẽ là sẽ là chứng cứ để Tòa án xác định cha, mẹ, con. Nếu đương sự từ chối thực hiện giám định ADN, Tòa án sẽ giải quyết theo yêu cầu xác định cha, mẹ cho con trên cơ sở kết hợp nhiều biện pháp chứng minh khá nhau như:
– Căn cứ vào thời điểm thụ thai, thời điểm có thai và thời điểm sinh nở
– Căn cứ vào khoảng thời gian hai người quan hệ tình dục.
– Dựa trên mối quan hệ giữa cha mẹ – con cái trên thực tế.
b. Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp hỗ trợ sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản
* Đối với cặp vợ chồng vô sinh
Về mối quan hệ mẹ – con đã được mặc nhiên xác lập qua sự kiện sinh đẻ, hay còn gọi là sự kiện chào đời của con. Còn về quan hệ cha con được xác lập thông qua sự kiện thụ thai giữa cha mẹ của đứa trẻ.
Tuy nhiên, đối với việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì về việc thụ thai phải được diễn ra trong thời kỳ hôn nhân. Vì thế, quy định căn cứ vào sự thừa nhận của cha, mẹ.
Đồng thời, pháp luật đã quy định giữa con được sinh ra và người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi không tồn tại bất cứ quyền và nghĩa vụ nào, con sinh ra không được hưởng quyền yêu cầu thừa kế, quyền được nuôi dưỡng với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi.
* Đối với phụ nữ độc thân
– Pháp luật hiện nay ngoài việc cho phép người phụ nữ độc thân được nhận tinh trùng từ người khác còn cho phép họ được nhận phôi trong trường hợp họ không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.
– Đối với việc sinh con bằng KTHTSS đã không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra. Quy định như thế này là phù hợp với nguyên tắc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản quy định tại Điều 3, Nghị định số 10/2015/NĐ-CP.
c. Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con thông qua việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
– Đứa trẻ được coi là con chung của vợ chồng từ thời điểm đứa trẻ được sinh ra. Người mang thai hộ vẫn được công nhận là mẹ của đứa trẻ cho đến khi nó ra đời. Cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ sẽ không được coi là cha mẹ của đứa trẻ cho đến khi hai bên hoàn thành các thủ tục “chuyển giao” quyền làm cha mẹ đối với đứa trẻ.
– Trong trường hợp MTH thì giữa đứa trẻ và người đi mang thai hộ không có bất kỳ mối quan hệ huyết thống nào với nhau, mặt khác về điều này thì pháp luật cũng không quy định về mối quan hệ giữa người mang thai hộ và đứa trẻ. Quy định như vậy đã góp phần nhằm đảm bảo mục đích của mang thai hộ và giúp ổn định mối quan hệ cha mẹ – con tránh việc xảy ra tranh chấp.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486