Phân biệt hình phạt cải tạo không giam giữ với hình phạt quản chế, cảnh cáo giúp cho chúng ta có cái nhìn chính xác; về vai trò của từng hình phạt; từng nét đặc trưng riêng của chúng. Từ đó, tránh tình trạng nhầm lẫn, áp dụng sai.
Hình phạt cải tạo không giam giữ được hiểu như thế nào?
Hình phạt cải tạo không giam giữ là một trong những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc. Người bị kết án không bị cách ly khỏi xã hội; mà được giao cho cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc chính quyền nơi người đó làm việc hoặc cư trú. Những nơi đó sẽ giám sát, giáo dục.
Khi họ phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng có nơi cư trú rõ ràng; và Tòa án xét thấy không cần phải cách ly khỏi xã hội; đủ để giáo dục, cải tạo họ thành người tốt.
Hình phạt quản chế, cảnh cáo được hiểu như thế nào?
Hình phạt quản chế được quy định tại Điều 43 BLHS năm 2015. Cụ thể là buộc người bị kết án phạt tù; phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định; dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú; bị tước một số quyền công dân; chỉ được làm một số việc nhất định
Hình phạt cảnh cáo được quy định tại Điều 34 BLHS năm 2015. Cụ thể hình phạt được áp dụng với những tội ít nghiêm trọng; tình tiết giảm nhẹ, không đến mức miễn hình phạt.
Phân biệt hình phạt cải tạo không giam giữ với hình phạt quản chế, cảnh cáo:
Quản chế là hình phạt bổ sung, chỉ được áp dụng kem theo một hình phạt chính. Vì vậy, về bản chất pháp lý, nó khác hẳn với cải tạo không giam giữ. Hình phạt quản chế được duy trì và phát triển; nhằm làm đa dạng hóa các biện pháp xử lý hình sự; tạo hiệu quả cao trong công tác phòng ngừa tội phạm; với mục đích phòng ngừa riêng. Hình phạt quản chế áp dụng đối với những người phạm tội nguy hiểm như các tội xâm phạm an ninh quốc gia, những người tái phạm nguy hiểm sau khi mãn hạn tù.
Cảnh cáo là hình phạt chính nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt, được áp dụng với những người phạm tội ít nghiêm trọng có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đến mức miễn hình phạt . Tính trừng trị của hình phạt này hầu như không thể hiện. Tuy nhiên tính giáo dục và cải tạo thể hiện rất rõ nét thông qua việc sau bản án do Tòa án buộc tội, người bị kết án có án tích trong thời hạn một năm kể từ ngày bản án có hiệu lực theo quy định hiện hành.
Bên cạnh đó, cải tạo không giam giữ không phải được giao cho một cơ quan chuyên trách thực hiện mà thẩm quyền giám sát giáo dục đối với người bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thuộc về cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người bị kết án cư trú hoặc lao động sản xuất. Sự quan tâm phối hợp giữa các cơ quan tổ chức có thẩm quyền và gia đình người bị kết án cải tạo không giam giữ chính là điều cần thiết nhất để tạo ra hiệu quả của hình phạt này.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website: https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: cải tạo không giam giữ, cảnh cáo, hình phạt, hình sự, phân biệt, quản chế