Hiện nay số lượng người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam ngày càng tăng vì nhiều lý do khác nhau, và với mỗi mục đích nhập cảnh có một loại visa (thị thực) tương ứng.
Do đó nếu dự định du lịch Việt Nam, bạn cần nắm được một số thông tin pháp lý cơ bản để chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi. Tuỳ vào quốc tịch và mục đích nhập cảnh mà bạn cần xin thị thực nhập cảnh, giấy phép cư trú và/hoặc giấy phép lao động vào Việt Nam.
1. VISA LÀ GÌ?
Visa còn được gọi là thị thực hay thị thực nhập cảnh là một con dấu trong hộ chiếu hoặc có thể là giấy chứng nhận của cơ quan nhập cư thuộc một quốc gia để thể hiện rằng một cá nhân được phép nhập cảnh vào quốc gia đó trong khoảng thời gian quy định.
Visa có thể được cấp trực tiếp hoặc thông qua đại sứ quán, lãnh sự quán của quốc gia đó hoặc có thể thông qua một công ty du lịch, cơ quan chuyên môn có sự cho phép của quốc gia phát hành. Mặc dù vậy không phải quốc gia nào cũng đòi hỏi công dân các nước khác phải có Visa trước khi nhập cảnh vào nước họ. Hiện nay, có rất nhiều nước sẽ miễn thị thực (miễn visa) cho một vài nước khác dựa trên thỏa hiệp được hình thành từ những mối ngoại giao tốt đẹp.
2. TRÊN VISA CÓ NHỮNG THÔNG TIN GÌ?
Một tấm visa hợp pháp được các cơ quan đại sứ quán hoặc lãnh sự quán cấp sẽ có những thông tin cơ bản như sau:
• Họ & Tên của người được cấp visa
• Loại Visa
• Thời hạn
• Thông tin về số lần được nhập cảnh vào quốc gia nhập cảnh
• Số Visa
• Giới tính
• Ảnh chân dung của người xin Visa
• ….
Ngoài ra, dựa theo từng loại visa mà trên đó sẽ có thêm một số thông tin khác. Để biết được tất cả các loại visa hiện có, bạn hãy theo dõi phần nội dung bên dưới nhé!
3. CÁC LOẠI VISA VÀ CÔNG DỤNG
3.1.Phân loại visa theo mục đích nhập cảnh Việt Nam
Theo quy định mới của Luật 51/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020, visa Việt Nam được phân thành 21 loại chính, bao gồm: DL, DN1, DN2, NG, DH, LV, HN, PV, VR, TT, LĐ 1, LĐ2, ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4, SQ,…
Loại visa | Mô tả | Hiệu lực |
LV1-LV2 | Cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với các cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương. | Tối đa 12 tháng |
NG1 – NG4 | Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao. | Tối đa 12 tháng |
DN1 – DN2 | Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp Việt Nam | Tối đa 12 tháng |
ĐT1 – ĐT4 | Cấp cho người nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam | Tối đa 5 năm |
NN1 – NN2 | Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh, dự án của tổ chức và người nước ngoài tại Việt Nam. | Tối đa 12 tháng |
NN3 | Cấp cho người nước ngoài vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức nước ngoài,… tại Việt Nam | Tối đa 12 tháng |
HN | Cấp cho người vào dự hội thảo, hội nghị tại Việt Nam | Tối đa 3 tháng |
DH | Cấp cho người vào học tập, thực tập | Tối đa 12 tháng |
PV1 | Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam | Tối đa 12 tháng |
PV2 | Cấp cho phóng viên, báo chí làm việc ngắn hạn tại Việt Nam | Tối đa 12 tháng |
DL | Cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam du lịch | Tối đa 3 tháng |
LĐ1 – LĐ2 | Cấp cho người nước ngoài vào lao động tại Việt Nam | Tối đa 2 năm |
TT | Cấp cho người nước ngoài là vợ chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp visa kí hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, hoặc người nước ngoài là thân nhân (cha, me, vợ, chồng, con) của công dân Việt Nam | Tối đa 12 tháng |
VR | Cấp cho người nước ngoài vào thăm thân nhân hoặc mục đích khác | Tối đa 6 tháng |
Các loại visa Việt Nam phổ biến nhất bao gồm:
3.1.1. Visa du lịch
Visa du lịch đươc cấp cho người nước ngoài đến Việt Nam chỉ cho mục đích du lịch, không phải để làm việc tại Việt Nam.
Tuỳ vào thời gian lưu trú và số lần nhập cảnh, visa du lịch Việt Nam được chia thành:
• Visa nhập cảnh 1 tháng 1 lần
• Visa nhập cảnh 1 tháng nhiều lần
• Visa nhập cảnh 3 tháng 1 lần, và
• Visa nhập cảnh 3 tháng nhiều lần
Ngoài ra, công dân Mỹ khi đến du lịch Việt Nam có thêm 1 lựa chọn làm thị thực nhập cảnh khác là: visa nhập cảnh 1 năm nhiều lần.
Tuy nhiên, theo quy định của luật xuất nhập cảnh mới, thị thục du lịch DL có thời hạn trên 30 ngày thì cấp tạm trú 30 ngày, và được xem xét gia hạn.
Hiện nay bạn có 3 cách để xin visa du lịch vào Việt Nam, bao gồm:
• Xin visa nhập cảnh tại sân bay (Visa on arrival – VOA). Đây là cách tối ưu nhất để xin visa cho người nước ngoài đến Việt Nam bằng đường hàng không.
• Xin visa tại các Đại sứ quán Việt Nam;
• Xin e-visa Việt Nam (hiện nay chỉ áp dụng cho loại nhập cảnh 1 tháng 1 lần và cho công dân của 80 quốc gia)
3.1.2. Visa công tác
Loại visa phổ biến thứ hai là visa công tác – visa doanh nghiệp, hay visa thương mại. Theo luật mới, loại visa này được phân thành 2 loại nhỏ, bao gồm:
• Visa DN1 – cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam;
• Visa DN2 -cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại,t hực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Cũng giống như visa du lịch, visa công tác Việt Nam được chia làm 4 loại tuỳ thuộc vào thời gian lưu trú có hiệu lực và số lần nhập cảnh:
• Visa 1 tháng nhập cảnh 1 lần
• Visa 1 tháng nhập cảnh nhiều lần
• Visa 3 tháng nhập cảnh 1 lần, và
• Visa 3 tháng nhập cảnh nhiều lần
Hiện nay bạn có 3 cách để xin visa công tác vào Việt Nam, bao gồm:
• Xin visa nhập cảnh tại sân bay (Visa on arrival – VOA). Đây là cách tối ưu nhất để xin visa cho người nước ngoài đến Việt Nam bằng đường hàng không.
• Xin visa tại các Đại sứ quán Việt Nam;
• Xin e-visa Việt Nam (hiện nay chỉ áp dụng cho loại nhập cảnh 1 tháng 1 lần và cho công dân của 80 quốc gia)
3.1.3. Visa du học
Visa du học Việt Nam được cấp cho người nước ngoài đến Việt Nam để học tập.
Thông thường bạn sẽ lấy loại visa này sau khi đến Việt Nam. Bạn có thể vào Việt Nam bằng visa du lịch, sau đó nộp đơn xin thay đổi tình trạng thị thực tại Cục Xuất Nhập Cảnh Việt Nam sau khi đăng kí khoá học. Cách đơn giản nhất để xin visa đến Việt nam là sử dụng dịch vụ xin visa của một công ty được cấp phép làm dịch vụ xin visa Việt Nam.
3.1.4. Visa lao động
Visa lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam có ký hiệu là LĐ1 và LĐ2, thời hạn tối đa của visa làm việc LĐ là 2 năm.
• Visa LĐ1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giáy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác;
• Visa LĐ2 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.
Xin visa lao động Việt Nam như thế nào?
Để xin visa làm việc tại Việt nam,
1) Bạn phải yêu cầu công ty tại Việt Nam mà bạn sẽ làm việc xin thư chấp thuận visa thị thực lao động tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam;
2) Sau đó, tùy theo loại công văn chấp thuận thị thực, bạn sẽ đến cơ quan đại diện của Việt nam tại nước ngoài hoặc đến sân bay Việt nam dán tem visa vào hộ chiếu.
Lưu ý:
• Loại giấy tờ quan trọng nhất để xin visa làm việc tại Việt nam là giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận được miễn giấy phép lao động. Nếu bạn muốn xin loại visa này trong khi bạn không có giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận được miễn giấy phép lao động, thì bạn nên xin visa thương mại trước, công ty bảo lãnh cho bạn xin visa thương mại chính là công ty bạn sẽ làm việc. Rồi sau khi có giấy phép lao động, bạn mới xin được visa lao động.
• Thông thường, bạn không phải nộp Lý lịch tư pháp hoặc Giấy khám sức khỏe khi xin visa lao động tại Việt Nam.
• Khi xin visa làm việc tại Việt nam, bạn sẽ phải thanh toán 02 loại phí cơ bản, đó là phí xin công văn chấp thuận thị thực và phí dán tem tại Đại sứ quán hoặc sân bay Việt Nam.
3.1.5. Visa điện tử
Visa điện tử (ký hiệu EV) là loại visa được Cục Xuất nhập cảnh online. Visa điện tử có thời hạn tối đa 30 ngày và người có visa điện tử có thể nhập cảnh Việt Nam qua 1 trong 33 cửa khẩu quy định.
Visa điện tử hiện chỉ được cấp cho công dân 81 quốc gia.
3.2.Phân loại visa theo thời gian hiệu lực visa và số lần nhập cảnh Việt Nam
Theo tiêu chí này, visa thị thực Việt nam được phân thành:
• Visa 1 tháng nhập cảnh 1 lần
• Visa 2 tháng nhập cảnh nhiều lần
• Visa 3 tháng nhập cảnh 1 lần
• Visa 3 tháng nhập cảnh nhiều lần
• Visa 6 tháng nhập cảnh nhiều lần
• Visa 1 năm nhập cảnh nhiều lần
Sự khác nhau cơ bản giữa visa nhập cảnh 1 lần và visa nhập cảnh nhiều lần là số lần nhập cảnh vào Việt Nam. Trong khi visa (thị thực) nhập cảnh một lần chỉ cho du khách vào Việt Nam một lần duy nhất. Một khi rời khỏi Việt nam, thì du khách cần phải xin visa mới để tái nhập cảnh vào Việt Nam. Còn visa nhập cảnh nhiều lần cho phép du khách tự do ra vào Việt Nam trong thời hạn visa.
4. THỦ TỤC XIN CẤP VISA
Mỗi một quốc gia đều có những chính sách di dân khác nhau dựa trên tình hình kinh tế, chính trị xã hội cũng như mối quan hệ bang giao của quốc gia đó với quốc gia có người xin cấp Visa. Thông thường, thời gian hiệu lực của thị thực hay thời gian mà đương sự có thể lưu lại đất nước của họ cũng được xem xét vô cũng kỹ lưỡng dựa trên các yếu tố này.
Nếu bạn đang cần tìm hiểu thủ tục để xin Visa nhập cảnh vào Việt Nam hay đi nước ngoài bạn có thể tham khảo chi tiết:
4.1.Thủ tục xin Visa ra nước ngoài
Theo quy định của nhà nước, công dân Việt Nam muốn xin visa ra nước ngoài phải đến làm thủ tục khai xin nhập cảnh và nộp lệ phí tại Đại sứ quan của quốc gia muốn đến tại Hà Nội hoặc TP.HCM. Hoặc sử dụng dịch vụ làm visa của các đơn vị trung gian uy tín để hạn chế các sai sót về giấy tờ.
Các giấy tờ cần chuẩn bị:
• Hộ chiếu: còn hạn 6 tháng tính đến ngày khởi hành và vẫn còn trang trống để đóng dấu visa.
• 02 ảnh thẻ 3,5*4,5: Chú ý người chụp ảnh phải được chụp thẳng mặt, mặc áo có cổ và để lộ tai.
• Chứng minh thư nhân dân: với người trên 14 tuổi và bản sao giấy khai sinh cho trẻ em dưới 14 tuổi (bản sao, công chứng).
• Sổ hộ khẩu: (bản sao, công chứng tất cả các trang).
• Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy ly hôn (bản sao, công chứng).
4.2.Thủ tục xin Visa vào Việt Nam
Người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam bắt buộc phải có Visa do Đại sứ quán Việt Nam đóng tại nước đó cấp phép hoặc thuộc diện được miễn thị thực nhập cảnh. Trường hợp cư dân ở quốc gia không có Đại sứ quán Việt Nam hoặc Lãnh sự quán Việt Nam và cũng không thuộc diện được miễn thị thực thi công dân nước đó có thể làm thủ tục xin visa tại cửa khẩu vào Việt Nam.
Việc xét điều kiện để cấp Visa được quyết định tại thời điển phỏng vấn. Do đó, người xin thị thực cần phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và cung cấp thông tin chính xác một cách tuyệt đối.
Thủ tục xin thị thực nhập cảnh Việt Nam bao gồm:
• Hộ chiếu: còn hiệu lực ít nhất 06 tháng, không bị rách nát hoặc mờ số và còn ít nhất hai trang trống để dán tem visa. Hộ chiếu tạm thời không được chấp nhận.
• Công văn chấp thuận thị thực: cần có nếu bạn lấy visa tại các sân bay quốc tế Việt Nam.
• Ảnh: hai (02) ảnh hộ chiếu (4×6 cm) được chụp trong vòng 6 tháng gần nhất và không đeo kính.
• Mẫu tờ khai: Tờ khai xuất nhập cảnh để làm thủ tục hải quan tại sân bay Việt nam
• Lệ phí dán tem: được thanh toán khi đến sân bay Việt Nam
5. THAM KHẢO MỘT SỐ NƯỚC MÀ NGƯỜI VIỆT NAM ĐẾN KHÔNG CẦN VISA
Ở một số quốc gia, công dân Việt Nam có thể nhập cảnh mà không cần làm thủ tục xin visa. Tuy nhiên, hộ chiếu phải còn thời hạn ít nhất 6 tháng hoặc bạn cần chứng minh bản thân có đủ khả năng chi trả trong thời gian du lịch. Một số quốc gia bạn có thể tham khảo:
• Myanmar: 14 ngày
• Nepal: 90 ngày
• Palau: 30 ngày
• Panama: 180 ngày
• Papua New Guinea: 60 ngày
• Philippines: 21 ngày
• Saint Lucia: 42 ngày
Bài viết trên là tất cả những thông tin về Visa. Hy vọng, qua bài viết bạn đã hiểu được Visa là gì? Những loại Visa hiện có và thủ tục cần thiết để làm Visa theo đúng quy định để giúp những chuyến du lịch, công tác, học tập của mình được thuận buồm xuôi gió hơn.
Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SJK VIỆT NAM
Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng ./.
Tags: Thị thực nhập cảnh, VISA