1. Nuôi con nuôi là gì? và như thế nào là vi phạm quy định nuôi con nuôi?
Khái niệm
Về bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi (NCN) cũng có những quan điểm khác nhau:
Quan điểm thứ nhất: Nuôi con nuôi là một tuyên bố ý chí đơn phương. Tuyên bố ý chí này xuất phát từ phía người nuôi, và nó chỉ có hiệu lực khi được những người có liên quan như cha mẹ đẻ, hoặc người giám hộ hoặc của chính bản thân đứa trẻ và cơ quan nhà nước có thấm quyền đồng ý. Với ý nghĩa đó, việc nuôi con là một hành vi pháp lý đơn phương.
Quan điểm thứ hai: Nuôi con nuôi là một hợp đồng song phương giữ những người cho con nuôi ( cha, mẹ đẻ, trại trẻ mồ côi, cơ sở từ thiện, xã hội..) bởi người nhận con nuôi.
Từ đó, có thể hiểu : “NCN là việc một người đã trưởng thành (hoặc một cặp vợ chồng có quan hệ hôn nhân hợp pháp) nhận một hay nhiều trẻ em không do mình trực tiếp sinh ra làm con. Việc nhận nuôi con nuôi làm phát sinh quan hệ cha, mẹ – con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi, tức là kể từ thời điểm nhận con nuôi, người nhận con nuôi có tư cách là cha, mẹ của trẻ em được nhận làm con nuôi.“
Như thế nào bị coi là vi phạm quy định về nuôi con nuôi?
Các hành vi bị coi là vi phạm quy định về nuôi con nuôi theo điều 63 nghị định 82/2020/nđ-cp bao gồm các hành vi sau:
– Hành vi khai không đúng sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi;
– Hành vi phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi;
– Hành vi không thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước;
– Hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi.
– Hành vi lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số;
xem thêm: Nghị định 82/2020/nđ-cp
– Hành vi ợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước.
– Hành vi mua chuộc, ép buộc, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi khác trái pháp luật để có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi;
– Hành vi lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
– Hành vi lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động của con nuôi.
2. Xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy đinh nuôi con nuôi?
– Phạt từ 1-3 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định nuôi con nuôi sau:
+ Một, đó là hành vi khai không đúng sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi;
+ Tiếp theo là hành vi phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi; không thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước;
+ Cuối cùng, là đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi
– Phạt từ 3- 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Thứ nhất là hành vi lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số;
+ Và hành vi lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước
– Phạt từ 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Mua chuộc, ép buộc, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi khác trái pháp luật để có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi;
+ Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi; lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động của con nuôi
Như vậy, có thể thấy đối với hành vi vi phạm quy định trên có thể bị xử phạt với mức cao nhất là 10 triệu đồng.
* Pháp luật quy định về hình phạt bổ sung nhu sau:
Tịch thu tang vật là văn bản, giấy tờ bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
* Và về Biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
– Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và d khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, các điểm b và c khoản 3 Điều này
– Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh và chi phí khác (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: Luật nuôi con nuôi, nghị định 82/2020/NĐ-CP, nuôi con nuôi, vi phạm nuôi con nuôi