VI PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ, MỘT CHỒNG – MỨC PHẠT LÀ BAO NHIÊU?

1. Hôn nhân một vợ một chồng là gì?

Hôn nhân một vợ một chồng (HNMVMC) là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng và tự nguyện theo quy định của pháp luật. Nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc; dân chủ; hòa thuận và bền vững

Nguyên tắc HNMVMC là nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo. Góp phần quán triệt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật HN&GĐ. Quy định người đang có vợ, người đang có chồng không được phép kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác và ngược lại, bất cứ một người nào khác cũng không được phép kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ, có chồng.

Vi phạm chế độ một vợ, một chồng là gì? 

Về vi phạm chế độ một vợ, một chồng  được quy định tại điều 182 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017  và có thể hiểu như sau: ” vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng được quy định là hành vi của :“ Một người đang có vợ hoặc có chồng mà lại đi kết hồn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, hay với những chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ”.

2. Xử phạt hành hành chính như thế nào đối với hành vi vi phạm chế độ HNMVMC?  

Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với các hành vi sau:

   – Người đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, hay với người họ chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.

   – Người đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với một người khác.

  – Người chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có quan hệ hôn nhân, tức là họ đang có chồng hoặc đang có vợ.

 Xem thêm: Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 

– Người có hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

 – Cuối cùng là người đã gây cản trở việc kết hôn hay yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

Kết luận

Như vậy, theo quy định nêu trên thì những người đang có vợ hoặc đang có chồng tức việc kết hôn của họ là hợp pháp được pháp luật công nhận mà khi đó quan hệ hôn nhân của họ chưa chấm dứt theo quy định của pháp luật. Mà khi đó họ lại kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác thì bị xử lý bằng biện pháp hành chính theo quy định.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Tags: ,