1. CĂN CỨ PHÁP LÝ QUY ĐỊNH VỀ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN
– Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2019;
– Thông tư 16/2016/TT-BKHCN-Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013;
-Thông tư 05/2013/TT-BKHCN-Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011;
-Thông tư 18/2011/TT-BKHCN-Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 31/7/2010 và Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2009/TT-BKHCN ngày 27/3/2009;
-Thông tư 13/2010/TT-BKHCN-Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18/6/2009 và Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007;
-Thông tư 01/2007/TT-BKHCN-Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
-Nghị định 103/2006/NĐ-CP-Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC
Bước 1: Tra cứu khả năng được bảo hộ trước khi đăng ký thương hiệu (Việc tra cứu nhằm giảm sự trùng lặp giữa nhãn hiệu có nhu cầu đăng ký với các nhãn hiệu đã được đăng ký).
Bước 2: Chủ đơn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu, logo ) độc quyền cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lên cục sở hữu trí tuệ. Bước này sẽ có hai cách thức thực hiện là đăng ký trực tiếp tại cục sở hữu trí tuệ hoặc đăng ký online qua cổng thông tin điện tử.
Bước 3: Cục Sở hữu Trí tuệ xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu, logo) độc quyền theo trình tự quy định.
Quy trình xử lý đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ được thực theo trình tự như sau:
Thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu:
Thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn theo. Thẩm định theo các yêu cầu về hình thức, về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn. Từ đó kết luận tính hợp lệ hay không hợp lệ của đơn đăng ký.
Thời gian thực hiện: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Đơn hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo SHCN. Thời hạn công bố là 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận đơn hợp lệ.
Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền.
Việc thẩm định nội dung sẽ được thực hiện trong 09 tháng kể từ ngày công bố đơn. Trong thời gian này, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành đánh giá để ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Sau khi thẩm định nội dung đơn, nếu đủ điều kiện bảo hộ, cục sở hữu trí tuệ sẽ ra văn bản cấp văn bằng bảo hộ. Từ khi có văn bản tới khi nhận được văn bằng khoảng 03 tháng.
Trong trường hợp không đủ điều kiện cấp văn bằng bảo hộ. Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ ra văn bản từ chối cấp văn bằng.
3. THÀNH PHẦN HỒ SƠ
+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (mẫu 04)
+ Mẫu nhãn hiệu và hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu
+ Giấy ủy quyền ( nếu thông qua SJK để đăng ký nhãn hiệu)
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SJK VIỆT NAM
Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng ./.
Tags: Luật sở hữu trí tuệ, Nhãn hiệu, SJK Việt nam