Thưa luật sư: Tôi là M, bố của tôi là thành viên góp vốn vào công ty Cổ phần X chiếm 29% tổng số cổ phần phổ thông của công ty X. Vì lí do tuổi cao, sức khỏe yếu nên bố tôi đã qua đời, trước khi qua đời bố tôi có để lại di chúc cho tôi thừa kế số cổ phần mà bố tôi sở hữu của công ty X lúc còn sống cho con trai của mình là tôi. Luật sư cho tôi hỏi tôi được thừa kế cổ phần trong doanh nghiệp có trở thành cổ đông của công ty không và thời điểm tôi chính thức là cổ đông của công ty là khi nào? Cảm ơn luật sư!
Cơ sở pháp lý
Bộ luật dân sự 2015
Theo Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015, di sản thừa kế gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Theo đó, số cổ phần trong công ty là một phần tài sản của cá nhân và là di sản thừa kế khi người đó chết.
Thêm vào đó, khoản 3 Điều 126 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về chuyển nhượng cổ phần như sau:
“Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty”.
Như vậy, người thừa kế cổ phần sẽ trở thành cổ đông công ty dù là thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật.
Như vậy theo thông tin quý khách hàng cung cấp thì chúng tôi được biết rằng: Trước khi mất cụ ông chiếm giữ 29% tổng số cổ phổ thông của công ty X, hiện tại cụ ông đã mất thì toàn bộ tài sản cụ ông để lại trở thành di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản với người khác. Trong số tài sản mà cụ ông để lại trở thành di sản thừa kế thì có 29% tổng số cổ phần của cụ ông đang sở hữu trong công ty X. Toàn bộ tài sản này cụ ông đã thể hiện ý chí của mình là để lại toàn bộ số cổ phần mà cụ ông đang sở hữu cho con trai của mình là anh M thì theo quy định tại khoản 3 Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014 thì người thừa kế theo di chúc sẽ trở thành cổ đông của công ty
Theo quy định tại khoản 3,7 Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:
“3. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty.
….
Người nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.”
Quy định trên nêu rõ người nhận cổ phần trong các trường hợp thừa kế theo di chúc của cổ đông trong công ty sẽ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật này được ghi nhận đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông
Lưu ý:
Thừa kế cổ phần loại nào trở thành cổ đông loại ấy
Thừa kế cổ phần của cổ đông sáng lập trong 03 năm, không trở thành cổ đông sáng lập.
Sổ đăng ký cổ đông phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
– Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
-Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
– Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
– Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.
Khi tiến hành công chứng/chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế, những người thừa kế cần chuẩn bị một số giấy tờ như sau:
– Di chúc hợp pháp của người có di sản thừa kế để lại (Đối với trường hợp thừa kế theo di chúc);
– Giấy chứng tử
– Giấy tờ chứng minh mối quan hệ huyết thống;
– Giấy chứng nhận góp vốn do công ty cấp cho cổ đông khi tiến hành góp vốn vào công ty; sổ đăng ký cổ đông.
Sau khi khai nhận di sản thừa kế, người thừa kế cổ phần của cổ đông sáng lập đã chết phải thông báo với công ty về việc hưởng thừa kế cổ phần của cổ đông sáng lập.
Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SJK VIỆT NAM
Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng ./.
Tags: SJK Việt nam, Thừa kế cổ phần