THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ NĂM 2021

1. Căn cứ pháp lý

2. Một số khái niệm

Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.

Bên cạnh đó thì: Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

Và theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì: Hồ sơ thực hiện thủ tục đầu tư là hồ sơ do nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập để thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và các thủ tục có liên quan khác để thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này.

3. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Dự án đầu tư của nhà thầu nước ngoài.
  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  • Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Lưu ý: Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
  • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
  • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

4. Điều kiện xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định pháp luật.
  • Nhà đầu tư có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  • Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy theo quy định tại khoản 3 điều 33 Luật Đầu tư 2020:

+ Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có);

+ Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;

+ Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);

+ Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

+ Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.

– Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);

– Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

5. Chuẩn bị hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:

  • Nhà đầu tư cần chuẩn bị Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu do Luật Thành Đô cung cấp)
  • Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư – Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu ( áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư là cá nhân); Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ( áp dụng đối với trường hợp nhà đầu tư là pháp nhân).
  • Nhà đầu tư chuẩn bị bản Đề xuất dự án đầu tư (quy mô, vốn, phương án,…)
  • Bản sao một trong các tài liệu:

+ Báo cáo tài chính 02 (hai) năm gần nhất của nhà đầu tư

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính

+ Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

  • Chuẩn bị bản Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
  • Chuẩn bị bản Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật.
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

6. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nhà đầu tư nộp 1 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền (nơi nhà đầu tư dự kiến đặt trụ sở chính như hướng dẫn trên)

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Cơ quan đăng ký đầu tư tiến hành thẩm định hồ sơ

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận đầu tư 

Trường hợp sau khi thẩm định xét thấy đủ điều kiện, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Nhà đầu tư. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Nếu hồ sơ cần phải sửa đổi, bổ sung thì Cơ quan đăng ký đầu tư gửi thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho Nhà đầu tư kể từ ngày Cơ quan đăng ký đầu tư nhận hồ sơ của Nhà đầu tư.

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SJK VIỆT NAM

Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng ./.

Tags: ,