THẨM QUYỀN VÀ QUYỀN YÊU CẦU XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

THẨM QUYỀN VÀ QUYỀN YÊU CẦU XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
THẨM QUYỀN VÀ QUYỀN YÊU CẦU XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

1. Khái niệm: XĐ cha, mẹ, con tại TAND

Dưới góc độ pháp lý, XĐ cha, mẹ, con được xem xét:

Đầu tiên có thể hiểu, XĐ cha, mẹ, con với tư cách là một sự kiện pháp lý: XĐCMC  là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ giữa cha mẹ và con theo quy định của pháp luật. và sự kiện sinh đẻ là điều kiện cần trong việc XĐ cha, mẹ, con, kèm theo đó là một loạt các hành vi pháp lý khác là điều kiện đủ là cơ sở để xác định cha, mẹ, con như hành vi đăng ký khai sinh, thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con, bản án hay quyết định của TA xác định cha, mẹ, con. Từ đó, phát sinh Q&NV giữa cha mẹ và con theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, XĐ cha, mẹ, con với tư cách là một QHPL có thể hiểu là: “ XĐ cha mẹ con là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tìm kiếm, nhận diện tư cách làm cha, mẹ, con về mặt huyết thống của các chủ thể được các quy phạm pháp luật điều chỉnh”.

Từ những cách hiểu trên, ta có thể hiểu XĐ cha, mẹ, con tại tòa án nhân dân là quá trình tìm kiếm, nhận diện tư cách cha, mẹ, con do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trong trường hợp các đương sự không có sự tự nguyện, có tranh chấp hoặc thỏa thuận thay đổi tư cách cha, mẹ, con

2. Về thẩm quyền xác định cha, mẹ, con của TAND theo PL 

-Pháp luật LHNVGĐ năm 2014 đã quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết việc XĐ Cha, mẹ và con tại Điều 101 thuộc về Cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc TA. Theo đó, TA có thẩm quyền giải quyết việc XĐ cha, mẹ, con trong trường hợp:

+ Một là có tranh chấp;

+ Hai là người được yêu cầu XĐ là cha, mẹ, con đã chết;

+ Ba là có yêu cầu về việc XĐ cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết thì người thân thích của người này có quyền yêu cầu TA xác định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết;

+ Và trường hợp có tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, MTHVMĐNĐ

– Ở BLTTDS năm 2015 còn ghi nhận trong trường hợp “yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình” cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của TA

– Xét về thẩm quyền theo cấp xét xử thì được quy định tại Điều 35 BLTTDS

– Còn việc xem xét thẩm quyền theo lãnh thổ được thực hiện theo quy định tại Điều 39 LTTDS

3. Quy định PL Quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con tại TAND

Thứ nhất, về chủ thể thực hiện 

Theo PL, chủ thể thực hiện có thể là cha, mẹ, con hoặc người thân thích của cha, mẹ con trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 102 LHNVGĐ. Với trường hợp quy định tại khoản 3 của điều này thì chủ thể có quyền yêu cầu có thể là: cha, mẹ, con hoặc người giám hộ; cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và Hội liên hiệp phụ nữ.  Đối với trường hợp người có yêu cầu chết  thì “người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết.”

Thứ hai về NLTN dân sự  của cha, mẹ, con.

 Do việc XĐ cha, mẹ, con được thực hiện theo pháp luật về TTDS nên bên yêu cầu và bên được yêu cầu được xem là các đương sự trong vụ việc dân sự. Bên yêu cầu phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ NLHVDS theo Điều 69 BLTTDS. Trong trường hợp xác định cha, mẹ, con tại Khoản 3 Điều 102 LHNVGĐ thì một bên cha, mẹ, con được yêu cầu xác định phải là người chưa thành niên (người chưa đủ 18 tuổi) hoặc đã thành niên và được Tòa án tuyên bố người là người mất NLHVDS

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , ,