1. Khái niệm về quyền yêu cầu ly hôn
Khái niệm về quyền yêu cầu LH cũng được nhiều các nhà nghiên cứu đưa ra các cách hiểu khác nhau. Nhưng tựu chung lại, về nội hàm thì các khái niệm đều xuất phát từ quy định luật HN&GĐ. Quyền yêu cầu ly hôn (LH) là một trong những quyền dân sự cơ bản của vợ, chồng. Quyền này đã được quy định trong BLDS năm 2015 và Luật HN&GĐ năm 2014. Điều 39 BLDS năm 2015 như sau:
“1. CN có quyền kết hôn, lH, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình. 2. Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật này, Luật Hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan”.
Xem thêm: Căn cứ ly hôn
Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn quy định như sau:
– Thứ nhất, vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu TA giải quyết vấn đề Ly hôn
– Thứ hai, Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu TA giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
– Và pháp luật cũng có quy định người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con < 12 tháng tuổi.
2. Quy định về quyền yêu cầu ly hôn luật HN&GĐ năm 2014.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ trong các văn bản Luật HN&GĐ năm 1986, 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 tiếp tục ghi nhận và bảo hộ quyền tự do hôn nhân của cá nhân, trong đó có quyền tự do ly hôn của vợ chồng nhưng với Luật HN&GĐ năm 2014 thì đã mở rộng phạm vi người có quyền yêu cầu ly hôn. Theo quy định của Luật, có các trường hợp sau:
Một là với trường hợp một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (bị mất năng lực hành vi dân sự (NLHVDS))
Hai là, nạn nhân của bạo lực GĐ do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì cha, mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu ly hôn.
Qua đó, ta thấy quy định này xuất phát từ thực tiễn đời sống xã hội về HN&GĐ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng là người mất NLHVDS và là nạn nhận của bạo lực GĐ
3. Ý nghĩa của quyền yêu cầu ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Pháp luật hôn nhân có những quy định về quyền yêu cầu LH đã để lại nhiều ý nghĩa đối với con người. Bởi lẽ pháp luật Việt Nam có kiểm soát ly hôn bằng việc đưa ra một số quy định hạn chế quyền ly hôn của người chồng. Đó là trong trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con <12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn (Điều 51 Luật HN&GĐ 2014).
=> Đây là một nguyên tắc thể hiện sâu sắc tính nhân văn và tiến bộ trong tư tưởng cũng như bản chất nội dung pháp luật nước ta nói chung và pháp luật về hôn nhân gia đình nói riêng. Quyền lợi của trẻ em và phụ nữ – những người yếu thế – được pháp luật tôn trọng, đề cao và bảo vệ chặt chẽ.
Xem thêm: Căn cứ ly hôn theo pháp luật hiện hành
– Đối với việc trao quyền yêu cầu ly hôn cho cha mẹ, người thân thích khác khi một bên vợ, chồng không thể nhận thức hoặc làm chủ được hành vi đã bỏ qua ý chí tự nguyện của cả vợ và chồng khi giải quyết ly hôn. Ý muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân trong trường hợp này là ý muốn của cha mẹ, người thân thích khác của một bên vợ, chồng.
Tuy nhiên, sự thể hiện ý muốn đó là cần thiết để bảo vệ một bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình khỏi bạo lực gia đình do chồng, vợ của mình gây ra khi bên chồng, vợ đó không muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân.
Đánh giá:
=> Quy định này xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ phụ nữ và trẻ em, họ là bộ phận yếu thế trong xã hội, nên thường được pháp luật và xã hội đặc biệt quan tâm, bảo vệ. Và phải xác định rằng, trong quan hệ vợ chồng, việc sinh đẻ không phải đơn thuần là việc của riêng người vợ, mà là việc chung, là trách nhiệm của cả hai vợ chồng. Sinh đẻ là chức năng xã hội của gia đình.
Quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn đã thể hiện và làm cụ thể chi tiết một trong các nguyên tắc của luật hôn nhân và gia đình đó là nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhi – một nguyên tắc mang tính toàn cầu.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486