-
Như thế nào là quyền khác đối với tài sản
Pháp luật dân sự hiện hành đã bổ sung chế định về quyền của người không phải là chủ sở hữu của TS hay còn gọi đó là quyền khác đối với tài sản. Cụ thể, quyền khác đói với TS là quyền mà chủ thể là người trực tiếp nắm giữ và chi phối TS thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về quyền khác đối với tài sản, tuy nhiên dù hiểu theo cách thì tựu chung lại quyền khác đối với TS được xem là quyền năng của một chủ thể trong chiếm hữu, sử dụng và định đoạt TS người khác. Quyền này phát sinh từ quyền của chủ sở hữu và theo ý chí của chủ sở hữu hoặc do PL quy định. Tuy nhiên quyền khác đối với TS có nội dung hạn chế hơn so với quyền sở hữu, nhưng vẫn được PL bảo vệ một cách tốt nhất.
2, Nội dung quyền khác đối với tài sản
Thứ nhất, quyền đối với bất động sản liền kề.
Theo quy định PL có thể hiểu quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một BĐS hay còn gọi là BĐS chịu hưởng quyền góp phần để phục vụ cho việc thực hiện khai thác một BĐS khác thuộc quyền sở hữu của người khác hay còn gọi là BĐS hưởng quyền
Quyền này được xem là vậy quyền bởi nó cho người hưởng quyền có được những quyền năng nhất định trên BĐS chịu hưởng quyền dựa trên mối liên hệ giữa hai BĐS nhất định. Theo đó một trong hai BĐS phải chịu trách nhiệm nhằm puhcj vụ cho việc khia thác BĐS còn lại thuộc quyền sơ hữu của một người khác.
– Quyền đối với BĐS liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên hoặc theo quy định của pháp luật, hoặc theo thuận, hoặc theo di chúc
_ Quyền này có hiệu lực đối với tất cả những cá nhân, pháp nhân và có thể chuyển giao khi BĐS được chuyển giao, trừ mojtoj số trường hợp phap luật liên quan có quy định khác.
Thứ hai, quyền hưởng dụng
Có thể hiểu, quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể có quyền được khai thác công dụng và hưởng hoa lơi lợi tức đối với TS thuộc quyền sở hữu của một người khác trong một thời hạn nhất định
Theo Pháp luật dân sự hiện hành, quyền hưởng dụng có một số đặc tính như đó là vật quyền theo người, tính có thời hạn, tính tuyệt đối và tính bảo toàn giá trị của đối tượng quyền.
Về căn cứ xác lập quyền được xác định theo quy định của PL hoặc theo thoat thuận hoặc theo di chúc
Về hiệu lực thì quyền này được tiến hành xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao TS, trừ một số trường hợp có quy định khác
Thứ ba, quyền bề mặt
Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, tại Điều 267 có quy định về quyền bề mặt như sau: Quyền bề mặt được hiểu là một vật quyền đã được hình thành góp phần cho phép một người nào đó có quyền đối với mặt đất, mặt nước hay khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng những bề mặt đó thuộc về mọt người, một chủ thể khác.
Quyền bề mặt được xác định là vậy quyền sử dụng có chứa đầy đủ tất cả các thành tố của quyền sở hữu, tức là người có quyền bề mặt thì không chỉ có quyền sử dụng, quyền hưởng lợi mà còn có cả quyền được định đoạt đối tượng của quyền bề mặt nữa.
Quyền này được xác lập theo quy định của pháp luật, theo thỏa thuận hoặc là theo di chúc. Nó có hiệu lực từ thời điểm mà chủ thể có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt đất, mặt nước….
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: quyền bề mặt, quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền khác đối với tài sản