Về cấp giấy phép hoạt động điện lực, đội ngũ SJK Việt Nam xin đưa ra một số tư vấn sau:
Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 21/2020/TT-BCT ngày 09 tháng 9 năm 2020 quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực. Thông tư có hiệu lực từ ngày 26/10/2020, thay thế cho Thông tư số 36/2018/TT-BCT và Thông tư số 15/2019/TT-BCT.
Thông tư quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực trong các lĩnh vực: i) tư vấn chuyên ngành điện lực, bao gồm: tư vấn thiết kế công trình: thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện (than, khí, dầu, sinh khối, chất thải rắn), đường dây và trạm biến áp; tư vấn giám sát thi công công trình: thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện (than, khí, dầu, sinh khối, chất thải rắn), đường dây và trạm biến áp; ii) phát điện; iii) truyền tải điện; iv) phân phối điện; v) bán buôn điện; vi) bán lẻ điện.
Thông tư quy định rõ, trước giai đoạn thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, giấy phép hoạt động điện lực lĩnh vực bán lẻ điện được cấp đồng thời với lĩnh vực phân phối điện. Đối với đơn vị phát điện đăng ký hoạt động bán lẻ điện, không mua điện từ hệ thống điện quốc gia và có lưới điện để thực hiện hoạt động bán lẻ điện: giấy phép hoạt động điện lực lĩnh vực bán lẻ điện được cấp đồng thời với lĩnh vực phát điện.
Cũng theo thông tư, thời hạn tối đa trong giấy phép hoạt động điện lực cấp cho đơn vị hoạt động trong lĩnh điện lực như sau: các đơn vị tư vấn chuyên ngành điện lực là 5 năm; nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 20 năm; nhà máy điện không thuộc danh mục nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 10 năm; truyền tải điện 20 năm; các lĩnh vực phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện là 10 năm.
Chậm nhất trước 15 ngày làm việc kể từ ngày dự kiến chính thức vận hành thương mại, tổ chức tham gia hoạt động phát điện phải nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Thông tư nêu rõ 4 trường hợp sau đây được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực: i) phát điện để tự sử dụng không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác; ii) phát điện có công suất lắp đặt đến 01MW để bán điện cho tổ chức, cá nhân khác; iii) kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn 50 kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo; iv) điều độ hệ thống điện quốc gia và điều hành giao dịch thị trường điện lực.
Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực do thay đổi tên, địa chỉ trụ sở và chuyển giao tài sản của đơn vị đã được cấp giấy phép, giấy phép đã được cấp tiếp tục có hiệu lực đến khi được cấp giấy phép hoạt động điện lực mới.
Các đơn vị điện lực đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo nội dung, thời hạn đã quy định trong giấy phép và có trách nhiệm tuân thủ quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan ban hành sau thời điểm cấp giấy phép.
Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SJK VIỆT NAM
Hotline yêu cầu dịch vụ Luật sư tư vấn: 0962420486
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng ./.