-
Hiểu như thế nào về khái niệm kiện đòi tài sản
Như chúng ta biết, kiện đòi tài sản là một trong những phương pháp bảo vệ quyền SH và các quyền khác đối với TS mà chủ sở hữu hoặc là chủ thể có quyền khác đối Với TS yêu cầu các cơ quan NN có thẩm quyền thực hiện để có thể bảo vệ đuuợc quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Về phương thức này cũng đã được PL dấn sự ghi nhận cụ thể tại Điều 166 khoản 1 nên có thể xem đây là một phương thức kiện khá phổ biến và áp dụng nhiều để bảo vệ quyền của chủ sở hữu đối với TS
Từ đó, có thể hiểu kiện đòi tài sản là việc của chủ sở hữu hay là chủ thể khác có quyền khác đối với TS yêu cầu phía Tòa án hoặc phía cơ quan NN có thẩm quyền khác buộc người chiếm hữu; sử dụng hoặc người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải trả lại tài sản cho mình.
-
Ai là người có quyền kiện đòi tài sản?
Theo PL dân sự hiện hành, xét về chủ thể có quyền yêu cầu kiện đòi tài sản thì bao gồm những chủ thể sau:
Một là, về chủ thể kiện đòi phải là Chủ sở hữu hoặc là chủ thể có quyền khác đối với tài sản.
Bởi theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành cũng có quy định khá rõ ràng về quyền năng của chủ sở hữu đó là quyền sử dụng, chiếm hữu và định đoạt. Còn đói với những chủ thể có quyền khác đối với TS chính là người có khả năng trực tiếp năm giữ hoặc là chi phối TS thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
Hai là, về chủ thể bị kiện đòi TS phải là người đang chiếm hữu và sử dụng TA hoặc người được lợi về TS mà không có căn cứ hợp pháp của PL.
Như chúng ta biết thì người chiếm hữu có thể là chủ sở hữu hoặc không nhưng lại có quyền chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với TS.
Còn người sử dụng TS là người được quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ TS đó mặc dù không phải là chủ sở hữu.
-
Điều kiện kiện đòi tài sản
Cũng giống như những phương thức bảo vệ khác thì phương thức kiện đòi tài sản để có thể được thực hiện cũng phải đáp ứng được những điềukiện theo quy định của PL. Theo PL dân sự thì phương thức kiện đòi TS chỉ được áp dụng khi có yêu cầu của chủ sở hữu hoặc người có quyền khác đối với TS. Thế nhưng để có thể yêu cầu được TA hoặc các cơ quan NN có thẩm quyền khác áp dụng phương thức này thì chủ sở hữu hay chủ thể có quyền khác đối với TS phải chứng minh được mình đã đáp ứng đầy đủ những điều kiện theo PL để kiện đòi TS, những điều kiện đó bao gồm:
Một là, điều kiện về chủ thể kiện đòi tài sản
Phài đáp ứng những điều kiện như: Chủ thể kiện đòi TS trước hết phải là người có năng lực hành vi tố tụng dân sự, đồng thời chủ thể đó phải chứng minh được mình là chủ sở hữu hoặc là chủ thể có quyền khác đối với TS một cách hợp pháp. Đồng thời chủ thể bị kiện đòi phải là người chiếm hữu hoặc là người sử dụng tài sản hay là người được hưởng lợi từ tái sản mà không có căn cứ pháp luật.
Hai là, điều kiện đối với tài sản có thể xem là đối tượng để kiện đòi
Vì là có nhiều loại TS khác nhau, tuy nhiên để có thể trở thành đối tượng để kiện đòi thì TS đó phải đáp ứng được một số điêu kiện như là phải còn và có thể xác định được, đồng thời không thuộc những trường hợp mà pháp luật cấm hay quy định là không được đòi tài sản như là tài sản đã được đăng ký hợp pháp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc là tài sản được mua thông qua đấu giá, hay một số giao dịch được thực hiện trên cơ sở thi hành bản án hay quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền nhưng có sửa đổi hay bị hủy sau đó.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: BLDS 2015, Kiện đòi tài sản