PHÁP LUẬT DÂN SỰ QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ GIÁM HỘ ĐƯƠNG NHIÊN CỦA NGƯỜI MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ ?

PHÁP LUẬT DÂN SỰ QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ GIÁM HỘ ĐƯƠNG NHIÊN CỦA NGƯỜI MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ ?
PHÁP LUẬT DÂN SỰ QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ GIÁM HỘ ĐƯƠNG NHIÊN CỦA NGƯỜI MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ ?

Cũng như giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên thì GHĐN của người mất NLHVDS cũng được pháp luật dân sự quy định khá cụ thể và rõ ràng về những trường hợp nào được xem là GHĐn của người mất NLHVDS.

Vậy giám hộ đương nhiên là gì?

Giám hộ đương nhiên (GHĐN) là một hình thức do PL quy định, Người GHĐN là với người được giám hộ là những người thân thiết với nhau, phát sinh và hình thành dựa trên quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc…Do đó người GHĐN chỉ có thể là cá nhân.

Theo PL thì đã quy định cụ thể về những đối tượng được xem là GHĐN của người được giám hộ, mặt khác PL cũng có quy định về thứ tự ưu tiên xác định người được quyền giám hộ và việc giám hộ này có thể đăng ký việc GH hoặc không đăng ký nhưng vẫn phải thực hiện NV giám hộ đối với người được giám hộ.

Ai là người trở thành Giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự?

Thế nhưng nếu trong trường hợp mà tại thời điểm người đó đang có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và họ đã lựa chọn được người giám hộ cho mình. Khi đó, nếu sau này họ mất năng lực hành vi dân sự thì cá nhân hoặc pháp nhân đã được lựa chọn trước đó sẽ là người giám hộ của họ. Sau đó nếu trong trường hợp mà không có người GH được lựa chọn trước thì mới đặt ra vấn đề người giám hộ đương nhiên cho người mất NLHVDS theo quy định của pháp luật như sau:

Một là trong trường hợp người vợ mất NLHVDS thì người có tư cách là chồng sẽ là người giám hộ và ngược lại là chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ sẽ làm người giám hộ của chồng.

Hai là trong trường hợp mà cả cha và mẹ đều bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc một trong hai bị mất năng lực hành vi dân sự và người còn lại không có đủ điều kiện để trở thành người giám hộ thì khi đó con cả sẽ trở thành người giám hộ. Còn nếu tiếp sau đó mà con cả cũng không đủ điều kiện thì người con tiếp theo sẽ làm người giám hộ

Xem thêm: BLDS 2015

Thứ ba là đối với trường hợp mà người chưa thành niên mất năng lực hành vi dân sự nhưng lại chưa có vợ hoặc chưa có chồng hoặc có chồng có vợ có con nhưng tất cả lại đều không đủ điều kiện để trở thành người giám thì lúc này cha mẹ của những người đó sẽ làm người giám hộ.

Từ quy định có thể thấy rằng việc quy định về GHĐN đối với người mất NLHVDS đã có sự ấn định cụ thể về thứ tự. Và thứ tự này là tương đối phù hợp với truyền thống đạo đực và thực tiễn cuộc sống gia đình ở Việt Nam. Việc phân chia như vậy chính là sự cá thể hóa trách nhiệm của các thành viên trong gia đình trong việc giám hộ.

Đặc biệt so với luật dân sự trước đó, thì pháp luật dân sự hiện hành đã có sự quy định rằng người có đủ điều kiện làm giám hộ cho các thành viên trong gia đình thì bắt buộc phải thực hiện dù họ có hay không muốn làm.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

 

Tags: ,