1, Phân loại căn cứ vào chủ thể chịu trách nhiệm BTTH
Nếu căn cứ vào tiêu chí chủ sở hữu, quản lý và chiếm hữu hợp pháp súc vật thì có thể phân loại như sau:
Một là trách nhiệm BTTH của chủ sở hữu súc vật
Hai là TN bồi thường thiệt hại của người đang thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng hợp pháp súc vật
Ba là, trách nhiệm BTTH do súc vật gây ra được nhiều người cùng lúc thực hiện
Căn cứ theo pháp luật dân sự hiện hành, tại Điều 603 thì việc chủ sở hữu hay người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp súc vật nếu trong quá trình SH, chiếm hữu hay sử dụng đó mà súc vật gây ra thiệt hại thì họ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Ngoài những trường hợp nếu trên thì nếu người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc để súc vật gây ra thiệt hại cho mình thì phát sinh trách nhiệm do hỗn hợp lỗi giữa các chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp súc vật với người bị thiệt hại. Do đó, các bên phải chịu trách nhiệm thiệt hại theo phần lỗi của mình, và nếu như trong trường hợp mà không xác định được phạm vi lỗi của các bên thì chia đều trách nhiệm về thiệt hại. còn nếu lỗi hoàn toàn thuộc về người bị hại thì người bị thiệt hại đó được loại trừ đối với chủ SH, người chiếm hữu hay sử dụng hợp pháp súc vật.
2, Phân loại căn cứ vào điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH do súc vật gây ra
Căn cứ vào điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTh do súc vật gây ra thì tiếp cận theo các yếu tố làm phát sinh TNBTTH nói chung, đặc biệt nhấn mạnh vào yếu tố hoạt động gây ra thiệt hại và lỗi. Việc phân loại như vậy là cơ sở để đánh giá được toàn diện tới việc trực tiếp nghiên cứu và hoàn thiện chế định TNBTTH do súc vật gây ra. Bởi lẽ, trong TNBTTH do súc vật gây ra thì yếu tố gây thiệt hại trực tiếp là súc vật nên việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường là không hề dễ dàng.
Theo đó, có thể phân chia TN bồi thường thiệt hại dựa vào căn cứ trên làm ba loại. bao gồm:
Một là, trách nhiệm BTTH phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng súc vật trái với PL.
Ở đây, có thể hiểu người chiếm hữu, sử dụng súc vật trái PL là cá nhân,tổ chức đã thực hiện hành vi chiếm hữu, sử dụng súc vật ngoài ý chí của chủ SH thông qua hành vi như trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt, cướp…
Trách nhiệm phát sinh trong trường hợp này là một trong những điểm mới thay đổi nổi bật của BLDS năm 2015
Hai là, TN bồi thường thiệt hại phát sinh từ phần lỗi của người thứ ba
Người thứ ba trong trường hợp này được xác định là cá nhân, tổ chức không phải là chủ SH, người chiếm hữu hợp pháp, người chiếm hữu, sử dụng súc vật trái PL nhưng họ đã thực hiện một hoặc là nhiều hành vi trên thực tế dẫn đến việc làm cho gia súc gây ra thiệt hại cho người khác.
VD: đi trêu chó, cắt dây buộc trâu…
Ba là, do súc vật thả rông theo tập quán dẫn đến việc gây ra thiệt hại
Căn cứ theo PL dân sự hiện hành, tại K4Đ 603 thì trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà không trái PL và đạo xã hội.
PTTQ có thể hiểu là những thói quen được MN tuân thủ tại một địa phương trong một hoàn cảnh bắt buộc phải chấp nhận lề thói ấy như một phần luật pháp của địa phương đó.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: BLDS 2015, Bồi thường thiệt hại