PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁN TÀI SẢN

PHÂN BIỆT HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN VÀ HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁN TÀI SẢN
PHÂN BIỆT HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN VÀ HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁN TÀI SẢN

Như chúng ta biết hợp đồng thuê TS nói chung và hợp đồng thuê khoán nói riêng là những dạng hợp đồng khá phổ biến trong đời sống. Do đó, cách phân loại loại hợp đồng này cũng đa dạng và phong phú, mỗi cách phân loại lại có cách gọi khác nhau dựa vào những căn cứ phân loại khác nhau:

Thứ nhất, căn cứ vào đối tượng của hợp đồng có thể chia hợp đồng thuê khoán thành ba loại sau:

– Một là, hợp đồng thuê đất đai, rừng; mặt nước chưa được khai thác: Những đối tượng thuê khoán này đều là những loại TS đặc biệt vì nó không thuộc sở hữu của tư nhân mà thuộc sở hữu của toàn dân. Do đó, khi giao kết hợp đồng có đối tượng là những TS nêu trên thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định của Pháp luật dân sự thì các bên còn phải chịu sự ràng buộc của PL đất đai và các loại PL có liên quan khác

– Hai là, hợp đồng thuê cơ sở SX kinh doanh tư liệu Sx khác và trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ TS thuê khoán. Vì đối tượng thuê khoán ở đây đều là những tư liệu sx dùng vào mục đích kinh doanh nhằm thu lợi nhuận nên bên cạnh sự điều chỉnh của PL dân sự thì còn chịu thêm sự điều chỉnh của PL về thương mại như Luật doanh nghiệp, thường mại, đấu thầu..

xem thêm: BLDS 2015

– Ba là, hợp đồng thuê gia súc. Các hợp đồng có đối tượng thuê là các con vật như trâu, bò chó lơn..nhằm mục đích để thu hoa lợi, lợi tức phát sinh từ TS thuê sẽ được sắp xếp và nhóm hợp đồng thuê khoán chứ không phải tất cả các loài súc vật nói chung.
Qua đó có thể thấy cách phân loại này khá phổ biến trong đời sống hiện nay. Việc phân loại theo mục đích sẽ dễ dàng cho công tác quản lý về loại hợp đồng này, đồng thời cũng giúp cho các hợp đồng thuê khoán có cùng đối tượng sẽ dễ dàng cho các chủ thể trong việc tìm kiếm, lựa chọn, …

Thứ hai, phân loại căn cứ vào thời hạn thuê khoán có thể chia hợp đông thuê khoán thành hai hóm như sau:

– Một là, hợp đồng thuê khoán có thời hạn theo thỏa thuận của các bên. Điều khoản về thời hạn vốn không phải là điều khoản bắt buộc trong hợp đồng thuê khoán, thế nhưng khi giao kết hợp đồngt hì các bên hoàn toàn có thể đưa ra ý kiến của mình về thời hạn thuê.

– Hai là, hợp đồng thuê khoán có thời hạn theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tượng có trong thuê khoán. Đây cũng chính là cách thức xử lý của pháp luật dân sự 2015 về thời hạn thuê khoán trong trường hợp các bên không đưa ra thỏa thuận về vấn đề này hoặc có nhưng không rõ ràng

Căn cứ vào thời hạn thuê khoán thì các bên chủ thể của hợp đồng sẽ có thể xác định được phạm vi thời gian để thực hiện Q&NV của mình theo hợp đồng đã thỏa thuận. Khi hợp đồng được xác định rõ về thời hạn thì sẽ góp phần hạn chế được nhưng tranh chấp về việc thực hiện và chấm dứt hợp đồng.

 

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: ,