PHÂN LOẠI CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM

PHÂN LOẠI CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
PHÂN LOẠI CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM

Như thế nào là biện pháp bảo đảm?

Việc xác lập biện pháp bảo đảm được thực hiện thông qua các giao dịch dân sự, vì vậy giao dịch dân sự này được coi là giao dịch dân sự bảo đảm và quan hệ được hình thành từ giao dịch bảo đảm gọi là quan hệ bảo đảm.

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được thực hiện trên hai phương diện

–    Về phương diện khách quan thì bảo đảm thực hiện NV dân sự là những quy định pháp luật cho phép các chủ thể trong quan hệ Nv được vận dụng những biện pháp mà PL cho phép để có thể bảo đảm cho Nv đó được thực hiện, đồng thời xác định và bảo đảm Q&NV của các bên trong biện pháp đó.

–    Về phương diện chủ quan thì bảo đảm thực hiện NV Dân sự được xác định là việc thoả thuận giữa các bên và từ đó tạo ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để bảo đảm cho việc thực hiện Nv và góp phần ngăn chặn những hậu quả xấu từ việc không thực hiện hoặc là thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra

Trên cơ sở nghiên cứu, có thể đưa ra khái niệm về biện pháp bảo đảm như sau: biện pháp bảo đảm thực hiện NV dân sự có thể hiểu là những biện pháp đã được PL quy định cụ thể với mục đích nhằm thúc đẩy cho các bên thực hiện NV dân sự đầy đủ và  trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ thì bên có quyền được quyền xử lý tài sản bảo đảm hoặc yêu cầu bên có Nv thực hiện nghĩa vụ do sự vi phạm Nv dân sự gây ra

  1. Một số đặc điểm của biện pháp bảo đảm theo pháp luật hiện hành

Một là, các biện pháp bảo đảm có tính chất là bổ sung cho những nghĩa vụ được bảo đảm trước đó, tức là một biện pháp bảo đảm phải gắn với một hoặc một số những nghĩa vụ bảo đảm. Đó có thể là nghĩa vụ được hình thành trong tương lai hoặc là có ở hiện tại nhưng suy cho cùng thì thì biện pháp bảo đảm không thể tồn tại một cách đôcj lập

Hai là, những biện pháp bảo đảm được đặt ra đều có mục đích chung là nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ dân sự.

Thứ ba, đối tượng của những biện pháp bảo đảm thì thường là những lợi ích về vật chất, thường là một loại tài sản cụ thể nào đó, mặt khác đối tượng này cũng phải hợp pháp theo quy định của pháp luật

Thứ tư,về phạm vi bảo đảm thì không được phép vượt qua nghĩa vụ bảo đảm dù cho nghĩa vụ đó có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo sự thoả thuận của các bên, còn nếu như không có sự thoả thuận thì Nv bảo đảm sẽ được bảo đảm toàn bộ

Cuối cùng là các biện pháp bảo đảm này chỉ được thực hiện khi mà có sự vi phạm nghĩa vụ xảy ra, nghĩa là nếu các nghĩa vụ được thực hiện đầy đủ và đúng thì biện pháp bảo đảm sẽ không phát sinh

  1. Phân loại biện pháp bảo đảm theo PL dân sự hiện hành

Về các biện pháp bảo đảm được pháp luật dân sự hiện hành quy định cụ thể tại Điều 292, bao gồm 07 biện pháp bảo đảm như sau:cầm cố TS, thế chấp TS, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản

Theo đó, có thể phân loại các biện pháp bảo đảm theo nhiều cách khác nhau. Trong đó có thể phân thành 2 nhóm biện pháp là: nhóm biện pháp được hình thành theo sự thoả thuận bao gồm cầm cố ts, đặt cọc, kỹ cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sh, bảo lãnh, tín chấp. Còn nhóm thứ hai được xác lập theo quy định của pháp luật nghĩa là không phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên đó là biện pháp cầm giữ TS

 

 

 

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: ,