Ngoài việc đều thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; thì tội làm nhục người khác và tội bức tử cũng có một số điểm khác biệt ở cấu thành tội phạm (CTTP)
Thứ nhất, ngoài hành vi làm nhục người khác; hành vi khách quan của Tội bức tử còn bao gồm hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi người khác.
Thứ hai, trong Tội bức tử, giữa người phạm tội và nạn nhân có mối quan hệ lệ thuộc; và trong quan hệ lệ thuộc đó, nạn nhân là người bị lệ thuộc vào người phạm tội.
Thứ ba, về hậu quả, nếu Tội làm nhục người khác là tội có CTTP hình thức. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc được mô tả trong CTTP. Trong khi đó, tội bức tử lại là tội có CTTP vật chất, dấu hiệu hậu quả làm nạn nhân tự sát là dấu hiệu bắt buộc của CTTP.
Xem thêm: DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI TRỐN THUẾ THEO BLHS 2015
Do đó, Tội bức tử được coi là hoàn thành khi nạn nhân thực hiện hành vi tự sát. Việc nạn nhân chết hay được cứu sống không có ý nghĩa về mặt định tội. Trong khi đó, Tội làm nhục người khác được coi là hoàn thành tại thời điểm người phạm tội có lời nói; hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
Nếu hành vi làm nhục người khác dẫn đến hậu quả nạn nhận tự sát thì đó được coi là tình tiết tăng năng định khung hình phạt. So với Tội làm nhục người khác, đường lối xử lý đối với Tội bức tử có sự nghiêm khắc hơn.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website: https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: phân biệt, tội bức tử, tội làm nhục