1. Một số điểm giống nhau:
Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; và tội bức tử; đều thuộc trong nhóm tội xâm phạm tính mạng; sức khỏe, nhân phẩm; danh dự của con người.
Căn cứ Điều 130 BLHS 2015 quy định về tội bức tử; qua đó thấy được khách thể của tội bức tử; là tội mà người thực hiện hành vi đã trực tiếp xâm phạm sức khỏe; nhân phẩm; danh dự người khác; đồng thời gián tiếp xâm phạm đến quyền sống của người đó.
Cũng giống như khách thể của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; khách thể trực tiếp của hai tội này là xâm phạm đến quyền sống của con người; và gây ra cái chết cho nạn nhân.
Về lỗi của các chủ thể thực hiện hành vi trong hai tội này đều là lỗi cố ý gián tiếp.
2. Một số điểm khác biệt:
– Về mặt khách quan của tội phạm.
Đối với tội bức tử thì hành vi của người phạm tội được thực hiện dưới hình thức hành động; người phạm tội đã đối xử tàn ác với nạn nhân; gây ra đau khổ về thể chất hay tinh thần cho nạn nhân; như đánh đập, bị bỏ đói, bỏ rét, bắt làm việc nặng nhọc, quá sức, không cho học hành, vui chơi…; hoặc thường xuyên ức hiếp nạn nhân bằng cách dựa vào quyền chức, để đè nén, áp bức người đó; làm những điều bất công, phi lý; như thường xuyên trả lương không công bằng, đánh đập; hoặc ngược đãi đối với nạn nhân; bắt nạn nhân phải đi ngược lại những quy tắc xử sự của đạo đức; hoặc là làm nhục nạn nhân với hành vi xúc phạm đến uy tín; danh dự; nhân phẩm của họ… dẫn đến hậu quả nạn nhân không còn muốn sống nữa; và tự mình tước bỏ quyền sống của mình bằng cách tự sát. Nguyên nhân và động cơ thúc đẩy nạn nhân đến chỗ tiêu cực, bế tắc mà tự sát; là do hành vi của người phạm tội gây ra.
Xem thêm: Dấu hiệu định tội của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (P1)
Còn đối với tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; thì hành vi khách quan của tội này được thực hiện dưới dạng không hành động; qua việc thấy người khác đang ở trong tỉnh trạng sắp chết; nhưng vẫn vô cảm, bỏ mặc, lờ đi không cứu giúp họ; mặc dù có điều kiện cứu giúp và phải có trách nhiệm cứu giúp, dẫn đến hậu quả chết người xảy ra.
Đối với tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Còn tội bức tử thì hậu quả chết người không phải là dấu hiệu bắt buộc, chỉ cần nạn nhân có hành vi tự sát là đã cấu thành tội phạm này, không kể nạn nhân chết hay không chết.
– Về chủ thể của tội phạm. Người thực hiện hành vi phạm tội đối với tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên; và có năng lực TNHS. Còn tội bức tử thì người thực hiện hành vi phạm tội cũng là người từ đủ 16 tuổi trở lên; và có năng lực TNHS; tuy nhiên có điểm khác ở yếu tố quan hệ lệ thuộc giữa chủ thể thực hiện hành vi phạm tội; và nạn nhân.
————————————————
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website: https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: tội bức tử, tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng