1, Như thế nào là thú dữ
Có nhiều định nghĩa khác nhau về thú dữ, tuy nhiên có thể nhận thấy thú ữ có một điểm chung đó là chưa được thuần dưỡng. Có thể hiểu thú dữ là một trong những loài động vật ăn thịt rất lớn về thể xác và chưa được con người thuần hóa, hoạt động của chúng đều mang tính bản năng cao và có thể gây ra thiệt hại cho con người và các loài động vật khác
Từ đó, có thể thấy thú dữ có một số đặc điểm như sau:
Một là, thú dữ được xác định là một nguồn nguy hiểm cao độ
Hai là, thú dữ được xem là một trong những loài động vật vô cùng hung dữ, rất dễ gây ra thiệt hại cho con người
Ba là, thú dữ là những loài động rất lớn về mặt thể xác
Bốn là, thú dữ là loài động vật chưa được con người thuần dưỡng
Năm là, thú dữ là loài động vật rất dễ vượt khỏi tầm kiểm soát của con người, ngay cả khi được con người kiểm soát chặt chẽ.
2, Những điểm tương đồng và khác nhau giữa BTTH do thú dữ và súc vật gây ra
* về những điểm tương đồng
Một là, về chủ thể chịu Trách nhiệm BTTH thì cả hai trường hợp trên đều được xác định những chủ thể phải chịu trách nhiệm, bao gồm là: CSH, người chiếm hữu hoặc người sử dụng
Hai là, xét về yếu tố lỗi thì chủ thể phải thực hiện việc bồi thường không căn cứ vào yếu tố lỗi, tức là họ phải bồi thường ngay cả khi mình không có lỗi. Nếu như họ phải bồi thường khi có lỗi thì lỗi trong trường hợp đó chỉ là căn cứ để xác định họ có phải liên đới thực hiện bồi thường hay không? Hay thực hiện bồi thường một cách độc lập
Ba là, xét căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì cả hai trường hợp trên đều được loại trừ trách nhiệm khi xảy ra sự kiện bất khả kháng
* Một số điểm khác nhau
Thứ nhất, về chủ thể chịu TNBTTH thì đối với súc vật gây thiệt hại thì ngoài chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng thì chủ thể còn bao gồm cả người thứ ba tác động làm súc vật gây ra thiệt hai. Còn đối với tường hợp thú dữ gây thiệt hại thì chủ thể chịu TNBTTH không đặt ra đối với bên thứ ba
Thứ hai, về căn cứ để loại trừ TNBTTH thì có những điểm khác biệt cơ bản sau:
– Khi súc vật gây ra thiệt hại thì TNBTTH được loại trừ trong hai trường hơp, một là tường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại.
– Còn đối với trường hợp thú dữ gây ra thiệt hại thì căn cứ loại trừ trách nhiệm hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại có thể là lỗi cố ý hay vô ý thì đều được loại trừ trách nhiệm BTTH
– Về chủ thể được loại trừ TNBTTH khi xảy ra các căn cứ loại trừ thì đối với súc vật gây ra được áp dụng quy định chung, theo đó các chủ thể đều được loại trừ trách nhiệm BTTH. CÒn đối với thú dữ gây ra thì được quy định riêng tại khoản 3 Điều 603 pháp luật dân sự hiện hành, theo đó thì chủ sở hữu và người được CSH giao chiếm hữu, sử dụng thú dữ được loại trừ trách nhiệm khi xảy ra các căn cứ loại trừ.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: Bồi thường thiệt hại, súc vật gây thiệt hại, thú dữ gây thiệt hại