Nhận thấy để có thể thừa nhận về quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong pháp luật là kết quả của cả một quá trinh đấu tranh lâu dài nhằm chống lại một số những tư tưởng phong kiến lạc hậu, lỗi thời.
Về vấn đề này cũng đã được ghi nhận chính thức trong các văn bản luật từ năm 1950 của nước ta dựa trên cơ sở về nguyên tắc nam và nữ bình đẳng đã được ghi nhận trong hiến pháp trước đó.
-
Hiểu như thế nào về nguyên tắc vợ chồng bình đẳng
Trước tiến, có thể hiểu vợ và chồng đều là những đối tưởng, chủ thể trong quan hệ pháp luật mà được nhà nước ta bảo hộ nên họ vừa có quyền vừa có nghĩa vụ về nhân thân và về tài sản ngang nhau trong gia đình nói riêng và ngoài xã hội nói chung.
Rõ ràng khi kết hôn thì điều mà hai vợ chồng quan tâm nhất chính là lợi ích chung của gia đình vì thrrs họ phải chung sức đồng lòng để vun đắp cho cuộc sống hạnh phúc gia đình tốt nhất.
Do đó hai người khi kết hôn họ đều có trách nhiệm như nhau trong việc xây dựng gia đình chung. Nhưng cũng để có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của các bên thì pháp luật đã có những quy định riêng cho từng chủ thể dựa vào vị trí của họ trong gia đình.
Thế nhưng, phải hiểu rẳng khi nhắc đến nguyên tắc bình đẳng thì khi xét về bản chất thì bản chất về bình đẳng là về quyền và nghĩa vụ chứ không thể hiểu là sự giống nhau về hành vi hay về công việc của hai bên.
Đồng thời, bình đẳng đã được hình thành thành một nguyên tắc thì sự bình đẳng này phải được thực hiện đầy đủ trên các mặt của đời sống gia đình cũng như ngoài XH.
-
Một số mặt trong đời sống thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và chồng
Bao gồm:
– Một là về vấn đề nhân thân thì pháp luật có những quy đình giữa vợ và chồng có những quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
– Hai là, ngoài quan hệ nhân thân thì quan hệ tài sản cũng giữ vai trò quan trọng. Giữa hai người vợ và chồng đều bình đẳng với nhau về tài sản ở một số khía cạnh sau:
+ Hai bên cùng có nghĩa vụ giống nhau trong vấn đề tạo lập và bảo vệ khối tài sản chung của gia đình
+ Giữa vợ và chồng đều có NV&Q ngang nhau ở việc chiếm hữu sử dụng định đoạt số tài sản chung do hai vợ chồng làm ra mà không căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi người
+ Đồng thơi, hai người nếu đã là vợ chồng thì có sự bình đẳng với nhau trong việc phân chia tài sản chung của gia đình
+ Không chỉ thế, với mỗi người thì họ lại có quyền có tài sản chung và có NV giống nhau về một số những nhu cầu được coi là thiết yếu của gia đình.
+ Cuối cùng là khi một tỏng hai bên chết hoặc bị cơ quan có thẩm quyền tuyên bố là đã chết thì giữa vợ chồng có NV cấp dưỡng nhau cũng như có quyền được hưởng thừa kế về tài sản theo pháp luật.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486