NGUYÊN TẮC TRUNG THỰC, THIỆN CHÍ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ 2015

NGUYÊN TẮC TRUNG THỰC, THIỆN CHÍ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ 2015
NGUYÊN TẮC TRUNG THỰC, THIỆN CHÍ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ 2015
  1. Khái niệm chung về nguyên tắc của LDS

Nguyên tắc của một ngành luật có thể hiểu là những khung pháp lý chung, những quy tắc chung được pháp luật ghi nhận và có tác dụng định hướng và chỉ đạo cho toàn bộ các QPPL của ngành Luật đó. Các nguyên tắc của một ngành luật không chỉ là những quy phạm khi điều tiết mà còn là phương châm chỉ đạo khi áp dụng pháp luật, đặc biệt là áp dụng tương tự pháp luật. Việc đặt ra những nguyên tắc của luật dân sự cần phải được dựa trên cơ sở của những nguyên tắc chung và căn cứ vào đối tượng cũng như phương pháp điều chỉnh của luật dân sự.

  1. Cơ sở pháp lý

Điều 3 BLDS 2015 có quy định về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Trong đó, khoản 3 có quy định như sau: Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực…”.

  1. Hiểu như thế nào về nguyên tắc trung thực, thiện chí.

Có nhiều cachs hiểu khác nhau về nguyên tắc này, nhưng có thể hiểu thiện chí là sự thân thiện, mong muốn được thực hiện hoàn thành, thực hiện hoàn toàn tự nguyện. Còn “Trung thực” được hiểu là việc một người tôn trọng khách quan và tôn trọng những điều có trên thực tế và không gây nên thông tin đem đến những bất lợi trong quá trình tiến hànhthực hiện các giao dịch dân sự.

Như chúng ta biết rằng, trong QHPL dân sự thì có rất nhiều các quan hệ mà nghĩa vụ của người này tương ứng với quyền của người khác. Do đó, chỉ cần bên mà có NV  thực hiện đầy đủ, chính xác thì sẽ góp phần đảm bảo lợi ích cho bên có quyền. Chính vì thế trong quá trình thực hiện Q&NV của mình thì mỗi chủ thể cần thực hiện tốt nhất bằng hành vi của mình để đem lại lợi ích tối đa cho bên mang quyền đã tạo nên sự lý tưởng trong QHDS.

Xem thêm: BLDS 2015

Nguyên tắc này được xem là ngtac nền tảng của mọi giao dịch dân sự, vì:

– Một giao dịch DS dù đơn giản hay phức tạp, lớn hay nhỏ thì khi thực hiện các Q&NV thì sự trung thực, thiện chí luôn được đặt lên vị trí hàng đầu.

– Nguyên tắc này còn được quy định nhằm góp phần bảo đảm trong việc giao kết hợp đồng không ai bị cưỡng ép hay là  bị những cản trở trái với ý chí của mình cũng như góp phần thể hiện bản chất của quan hệ pháp luật dân sự.

– Quy luật giá trị đòi hỏi là các bên chủ thể khi tham gia các quan hệ trao đổi thì phải có mối quan hệ bình đẳng với nhau và đồng thời không một ai được viện lý do khác biệt về hoàn cảnh kinh tế, về xã hội hay về bất cứ 1 lý do nào khác… để tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ dân sự. Bởi lẽ, ý chí tự nguyện của các bên chủ thể tham gia hợp đồng chỉ có thể được bảo đảm tốt nhất khi các bên bình đẳng với nhau trên mọi phương diện.

Xem thêm: BLDS 2015

Chính vì vậy, pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng đã không thừa nhận những hợp đồng mà được giao kết có thiếu sự bình đẳng và ý chí tự nguyện của một trong các bên chủ thể. Thế nhưng, như chúng ta thấy rằng trên thực tế thì việc đánh giá một hợp đồng có được giao kết có bảo đảm tốt nhất ý chí tự nguyện của các bên hay không thì lại là một công việc hoàn toàn không đơn giản và khá phức tạp bởi nhiều nguyên do chủ quan và khách quan khác nhau.

Do đó, theo quy định của pháp luật DS thì tất cả những hợp đồng được giao kết do bị nhầm lẫn, lừa dối hay bị đe doạ đều không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện khi giao kết và do đó bị vô hiệu.

  1. Nội dung nguyên tắc trung thực, thiện chí

Nội dung của nguyên tắc này là cá nhân chủ thể hoăc pháp nhân nào đó khi tham gia giao dịch dân sự phải hợp tác và giúp đỡ nhau để xác lập hay là thực hiên và chấm dứt nghĩa vụ dân sự. Thế nên mỗi bên tham gia không chỉ phải quan tâm đến lợi ích của cá nhân mình mà còn phải quan tâm đến Q&Lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân khác, của Nhà nước và xã hội. Cùng với việc quan tâm, tôn trọng các lợi ích hợp pháp của người khác, các bên tham gia giao dịch dân sự còn phải tìm mọi biện pháp cần thiết để thực hiện các cam kết, thỏa thuận và hạn chế các thiệt hại gây ra cho nhau.

Nguyên tắc thiện chí, trung thực không phải là một nguyên tắc mới mà được ghi nhận trong pháp luật dân sự từ lâu. Nguyên tắc này có sự tương đồng, tương thích với nguyên tắc bình đẳng của các chủ thể bởi khi các chủ thể có địa vị pháp lý ngang nhau thì chắc chắn sự thiện chí, trung thực của mỗi cá nhân chủ thể đều sẽ góp phần tạo nên hiệu quả trong việc thực hiện nghĩa vụ của mỗi bên tham gia.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

 

Tags: ,