MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI NGƯỜI GIÁM HỘ TRONG BLDS 2015

MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI NGƯỜI GIÁM HỘ TRONG BLDS 2015
MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI NGƯỜI GIÁM HỘ TRONG BLDS 2015

Cũng như những QHPL dân sự khác thì quan hệ giám hộ giữa người làm giám hộ và người được giám hộ cũng có nhiều những khó khăn dẫn đến nhiều biến động và khi đó có thể sẽ phát sinh những sự kiện pháp lý mới. Trong đó có sự kiện thay đổi người giám hộ. Vốn dĩ pháp luật đặt ra những quy định về việc thay đổi người giám hộ vì đã dự liệu được trước một số trường hợp, điều này góp phần đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của người được giám hộ

Vậy trường hợp nào sẽ phát sinh việc thay đổi người giám hộ?

Căn cứ theo pháp luật dân sự hiện hành, tại điều 60 và điều 61 có quy định rõ về những trường hợp tiến hành thay đổi người giám hộ cho người được giám hộ. Bao gồm

Một là, người làm giám hộ không còn có đủ những điều kiện để làm người giám hộ theo quy định của pháp luật dân sự tại điều 49 và điều 50.

 Những điều kiện để một cá nhân hoặc pháp nhân có thể làm người giám hộ không chỉ được đặt ra để lựa chọn và cứ hay chỉ định người giám hộ mà xuyên suốt trong quá trình thực hiện việc giám hộ và người giám hộ cũng phải đáp ứng được liên tục những điều kiện đó. Do vậy khi mà người đang làm giám hộ nếu như không còn có thể đáp ứng được đầy đủ những điều kiện đó nữa thì sẽ dẫn đến việc thay đổi người giám hộ để có thể bảo đảm việc giám hộ được thực hiện có hiệu quả trên thực tiễn  

Ví dụ: Nếu như một người nào đó đang làm giám hộ cho người khác nhưng lại bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên

Hai là, thay đổi giám hộ xảy ra khi người giám hộ là cá nhân đã chết hoặc bị cơ quan TA tuyên bố hạn chế NLHVDS, có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, mất NLHVDS hoặc mất tích, với pháp nhân là chấm dứt sự tồn tại

Nếu như so quy định này với bộ luật dân sự trước đó thì bên cạnh việc thay đổi người giám hộ trong trường hợp cá nhân chết hoặc là bị TA tuyên bố mất NLHVDS, có khó khăn trong nhận thức và làm chủ HV, bị mất NLHVDS. Bởi khi đó người giám hộ không còn có đầy đủ năng lực HVDS nữa mà đây chính là một điều kiện để có thể trở thành người giám hộ của cá nhân. Do đó việc thay đổi người giám hộ đặt ra trong trường hợp này là hoàn toàn hợp lý.

Tuy nhiên, nếu phân tích như trên thì thiết nghĩ không cần bổ sung thêm trường hợp này vì đã có quy định về thay đổi GH trong trường hợp không có đủ điều kiện rồi.

Ba là, Thay đổi khi người GH vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ

Quy định này là hoàn toàn hợp lý, vì trước đó pháp luật cũng có những điều luật quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người làm giám hộ. do đó, trong quá trình thực hiện nếu như họ không thực hiện được mà dẫn đến những hành vi vi phạm nghiêm trọng dẫn đến thiệt hại về thể chất tinh thần và tài sản của người giám hộ.

Bốn là, người được GH đưa ra đề nghị mong muốn được thay đổi người GH và đã có người khác nhận làm giám hộ thay.

Đây là một quy định được hình thành xuất phát từ ý chí của người được giám hộ. Nhưng để có thể đáp ứng được mong muốn đó thì buộc phải có người khác nhận làm giám hộ và người này cũng bắt buộc phải đáp ứng được những điều kiện của người giám hộ theo quy định của pháp luật

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , ,