MỘT SỐ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ

 

 

MỘT SỐ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
MỘT SỐ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Có thể khái quát về nguyên tắc của một ngành luật như sau: Đây được xem là những khung pháp lý chung hay chính là những quy tắc chung mà được PL ghi nhận và có tác dụng là định hướng, chỉ đạo cho tất cả toàn bộ những QPPL của ngành luật đó.

Pháp luật dân sự từ khi ra đời thì những nguyên tắc đặc thù cũng như những nguyên tắc chung được hình thành dựa trên cơ sở của những nguyên tắc chung của PL và xã hội đồng thời cũng dựa vào một số những đặc trưng rineg về đối tượng điều chỉnh cũng như phương pháp điều chỉnh để hình thành nên một số những nguyên tắc cơ bản

  1. Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của nhà nước và lợi ích của cồng đồng cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Mặc dù là việc thực hiện xác lập thực hiện các giao dịch dân sự làm phát sinh quyền& Nghĩa vụ thì trước tiên phải làm thỏa mãn được những nhu cầu về vật cũng như là tinh thần của chủ thể tham gia.

Thế nhưng, rõ ràng để làm được điều đó thì những việc làm có liên quan không thể được tiến hành tùy tiện được mà phải thực hiện trong một khuôn khổ và giới hạn nhất định theo quy định của pháp luật và của nhà nước.

  1. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

Về nguyên tắc này thì được coi là một nguyên tắc chung, nó được áp dụng chung cho cả một hệ thông pháp luật và Pháp luật dân sự cũng không phải là ngoại lệ. Tất cả các quyền và nghĩa vụ dân sự thì đều phải được thực hiện và xác lập dựa trên các căn cứ và trìn tự thủ tục do pháp luật quy định một cách chặt chẽ

  1. Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản

Những quyền trên đều là những quyền được coi là vô cùng quan trọng của công dân cũng như của các tổ chức trong xã hôi. Nó góp phần chi phối mạnh mẽ các loại quyền năng thế. Do đó, các chủ thể tham gia đều phải có nghĩa vụ tôn trọng chúng và khi đó, nếu có vi phạm xảy ra thì nhà nước sẽ áp  dụng những biện pháp cưỡng chế để nhằm phục hồi tình trạng tài sản của những người bị xâm hại để bảo đảm cho các quyền trên được thực hiện một cách tốt nhất và bình đằng

  1. Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ về quyền nhân thân

Tại sao lại có quy định này? Bởi lẽ quyền nhân thân là một trong những loại quyền quan trọng nhất của con người, và một số những quyền nhân thân cũng được ghi nhận từ rất sớm như quyền tự do kinh doanh, sáng tạo…do đó nó cần phải được tôn trọng và bảo vệ đúng cách.

Đây là một trong những nguyên tắc mới của PL dân sự

  1. Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết và thảo thuận

Đây được xem là một trong những nguyên tắc mang tính đặc trưng, đặc thù của pháp luật dân sự và được xem là cơ sở để xác định một quan hệ pháp luật có phải là quan hệ pháp luật dân sự hay không?

Vậy hiểu như thế nào là tự nguyện? khi cam kết và thỏa thuận thì các bên chủ thể tham gia phải hoàn toàn tự nguyên. Và yếu tố tự nguyện được biểu hiện về ý chỉ bên trong và ý chí bên ngoài của các cá nhân chủ thể. Hay cũng có thể nói nó phải xuất phát từ chính những mục đích và nhu cầu mong muốn của họ.

  1. Nguyên tắc thiện trí, trung thực

Để các giao dịch dân sự được diễn ra một cách đúng nghãi thì mỗi bên khi tham gia không chỉ quan tâm đến quyền và lợi ích của chính mình mà còn phải quan tâm đến quyền và lợi ích của những người khác nữa, chẳn hạn như giúp đỡ, hợp tác lẫn nhau để có thể tạo lập và thực hiện được các quyền và nghĩa vụ dân sự

Thế nhưng trên thực tế thì nguyên tắc này nhiều khi chỉ là suy đoán và nó không được cụ thể hóa

Ngoài ra pháp luật dân sự cũng còn một số những nguyên tắc khác nữa, việc xác định đúng và đầy đủ những nguyên tắc trên cũng góp phần để hiểu rõ hơn PL nói chung và PL dân sự nói riêng.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: ,