1, Một số hạn chế, vướng mắc
Sau một thời gian các quy định pháp luật về trách nhiệm BTTH trong trường hợp do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đã bộc lộ nhiều những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn cũng như trong công tác xét xử, dưới đây là một số những điểm vướng mắc, hạn chế:
Một là, Pháp luật hiện hành chưa đưa ra được một tiêu chí cụ thể đó có thể xác định được đâu là nguồn nguy hiểm cao độ.
Như chúng ta thấy, ngay cả khái niệm về nguồn nguy hiểm cao độ trong PL dân sự cũng được định nghĩa dưới dạng liệt kê, do vậy để có thể xác định được chính xác đâu là nguồn nguy hiểm cao độ trên thực tế là không hề dễ, việc liệt kê thì không thể tránh khỏi việc bỏ sót nên dẫn đến quá trình áp dụng trên thực tế còn nhiều khó khăn.
Hai là, Trong các quy định của pháp luật còn thể hiện sự mẫu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng với một số những quy định của trường hợp BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Ba là, việc xác định trách nhiệm BTTH của các cơ quan quản lý TS thuộc quyền sở hữu của NN mà hiện nay PL hiện hành lại chưa có quy định cụ thể dự liệu được trách nhiệm trong nhwunxg trường hợp gây ra thiệt hại có chủ sở hữu là NN
2, Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện những quy định về trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Từ những khó khăn, vướng mắc trên nên đặt ra một yêu cầu đó là sửa đổi bổ sung và hoàn thiện để có thể bảo đảm các quy định được thực thi trên thực tế có hiệu quả. Dưới đây là một số giải pháp:
Một là, PL cần phải đưa ra một khái niệm cụ thể hơn về nguồn nguy hiểm cao độ để xác định được nguồn nguy hiểm cao độ là gì, tránh tình trạng quy định dưới dạng liệt kê như hiện nay sẽ gây ra nhiều khó khăn. Nên xây dựng khái niệm theo hướng các định các tiêu chí chung để tùy tuwnfgt trường hợp mà áp dụng và xác định xem có phải là nguồn nguy hiểm cao độ hay không?
Hai là, Pháp luật cần có những quy định cụ thể hơn về điều kiện làm phát sinh trường hợp BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, tránh nhầm lẫn với trường hợp BTTH ngoài hợp đồng
xem thêm: BLDS 2015
Ba là, cũng cần quy định cụ thể nôi dung về trách nhiệm BTTH do TS gây ra nói chung và trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng. Bởi theo quy định của PL dân sự 2015 thì một số những quy định chung trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng lại được hiểu là các quy định đối với trách nhiệm BTTH do hành vi của con người gây ra chứ lại không bao gồm cả do tài sản gây ra
Thứ tư, bổ sung thêm quy định về việc nhà nước là chủ sở hữu phải bồi thườn thiệ hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Thứ năm, nếu theo quy định trong BLDS hiện hành thì nhận thấy chỉ mới dự liệu trách nhiệm BTTH của người được chủ sở hữu chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ thông qua một số giao dịch như thuê, mướn, cầm cố… nhưng lại chưa có những dự liệu trong trường hợp khi chủ sở hữu tiến hành kết giap hợp đồng mua và bán với những người mua mặc dù họ chưa hoàn tất hết thủ tục sang tên nhưng lại đã sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đó rồi và gây ra thiệt hại cho người xung quanh thì lúc này liệu răng trách nhiệm sẽ thuộc về bên nào?
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: Bồi thường thiệt hại, kiến nghị hoàn thiện pháp luật, nguồn nguy hiểm cao độ