Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

1. Hoàn thiện quy định trong BLHS:

Cần thay đổi từ “thấy” bằng cụm từ “biết rõ”; có nghĩa “người nào biết rõ người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tinh mạng”. “Biết rõ” ở đây có thể là bằng mắt nhìn thấy, nghe thấy; có thể cảm nhận bằng nghề nghiệp chuyên môn; và kể cả trường hợp thấy một người đang bị người khác tấn công xâm phạm đến tính mạng sức khỏe; và mình có đủ điều kiện để cứu giúp.

Vì có những trường hợp nhìn thấy, nghe thấy là biết được ngay nạn nhân đang ở trong tình trạng nguy hiểm cần sự cứu giúp; nhưng cũng có trường hợp nhìn thấy; nghe thấy nhưng cũng chưa hẳn biết rõ tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; mà phải có thêm kiến thức nghề nghiệp chuyên môn như Bác sĩ, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy…

2. Ban hành văn bản hướng dẫn:

Cần thiết phải ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết quy định tại Điều 132 BLHS 2015 về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Hướng dẫn, giải thích rõ các khái niệm như “thấy” người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; “có điều kiện mà không cứu giúp” và làm rõ thực tế thể nào là “đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”; dấu hiệu đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; với hậu quả chết người có cần phải diễn biến liên tục hay không. Nếu giữa việc không cứu giúp người bị nạn kịp thời và hậu quả chết người có sự gián đoạn về mặt thời gian thì phải xử lý như nào.

3. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạo đức của lực lượng chức năng:

Thứ nhất, các cán bộ điều tra viên; kiểm sát viên; thẩm phán; hội thẩm nhân dân trong quá trình điều tra; truy tố và xét xử phải nắm vững các chủ trương; đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước để vận dụng một cách sáng tạo; linh hoạt vào việc đấu tranh phòng, chống tội phạm; đảm bảo kết hợp hài hòa các yêu cầu về chính trị; đạo đức; pháp luật.

Thứ hai, các cán bộ tiến hành tố tụng nêu trên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ các quy định của BLTTHS và các văn bản pháp luật chuyên ngành. Đảm bảo quyền được bào chữa của người bị tạm giữ; tạm giam; bị can; bị cáo; tạo điều kiện thuận lợi; và bảo đảm cho họ được quyền thu thập chứng cử gỡ tội; hoặc giảm nhẹ TNHS, đảm bảo sự tham gia đầy đủ của người làm chứng nhằm đánh giá chứng cứ một cách khách quan; chính xác. Người có thẩm quyền và cơ quan có thẩm quyền thực hiện tốt công tác tuyển dụng; bố trí và sử dụng hiệu quả các cán bộ điều tra viên.

Xem thêm: Một số vướng mắc về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

Thứ ba, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố và xét xử thì các cán bộ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm phải tôn trọng các quyền con người, quyền công dân và quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội. Phù hợp với chính sách hình sự để đảm bảo sự công bằng trong việc xử lý các hành vi phạm tội.

Đồng thời, các cán bộ này phải tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho toàn xã hội; quần chúng nhân dân thấy được tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; làm cho họ nhận thức được sai trái về mặt đạo đức; thoái hóa đạo đức dẫn đến vi phạm pháp luật. Giáo dục họ phải chủ động phối hợp, tố giác hành vi phạm tội với các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý nghiêm minh loại tội phạm này.

————————————————

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website: https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: ,