Ngoài những thành công đã đạt được của BLDS hiện hành về chế định quyền SH và các quyền khác đối với tài sản thì vẫn còn tồn tại một số những điểm bất cập trong quy định dẫm đến nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật như sau
Thứ nhất, bất cập trong quy định về đòi lại BĐS không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình (Theo điều 167 BLDS 2015)
Với quy định này, rõ ràng là đã kế thừa lại toàn bộ quy định từ bộ luật dân sự trước đó, và có thể hiểu rằng chủ SH có quyền được đòi lại động sản của mình nếu đáp ứng được đầy đủ những điều kiện theo quy định pháp luật. Mặc dù những điều kiện đó cũng được quy định khá rõ ràng. Thế nhưng vấn đề nảy sinh bất cập ở đây chính là PL dân sự chưa đưa ra được khái niệm giải thích cho thuật ngữ “ hợp đồng không đền bù hoặc hợp đồng có đền bù”
Do đó, khi áp dụng quy định này thì đã đặt ra nhiều cách hiểu khác nhau, và do có quá nhiều tài liệu học thuật nghiên cứu về vấn đề này nên đã gây ra việc khó áp dụng và lựa chọn được cách hiểu đúng đủ để áp dụng trên thực tiễn
Thứ hai, bất cập về điều kiện áp dụng phương thức kiện đòi lại TS là động sản không phải đăng ký quyền Sh bị trùng lặp và gây nhầm lẫn về phần nội dung
Nếu như theo quy định tại điều 16 có quy định như sau:: Trường hợp hợp đồng này là hợp đồng đền bù thì chủ SH có quyền đòi lại động sản neeus như động sản đó bị ấy cắp hay bị mất hoặc trường hợp khác là bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ SH. Việc quy định như vậy có lẽ hơi thừa và gây hiều nhầm về nội dung vì thực ra tài sản bị lấy cắp hay bị mất thì cũng có thể hiểu là nó bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ thể rồi. Do vậy, chỉ cần quy định ngắn gọn lại là đủ.
Đồng thời, với cách sử dụng thuật ngữ trên thì sẽ gây ra nhầm lẫn rằng việc chiễm hữu của chủ thể thứ ba nằm ngoài sự mong muốn của chủ SH thì chủ SH sẽ được đòi lại tài sản và đây cũng chính là một bất cập xảy ra khá phổ biến trên thực tế
Thứ ba là quy định PL còn thiếu phù hợp khi ghi nhận phương thức bảo vệ quyền của chủ SH và quyền của chủ thể có quyền khác đối với TS
Nếu xét theo pháp luật dân sự thì những phương thức kiện được quy dịnh đang tạo ra vị trị bình đằng ngang nhau nhưng lại thiếu sự phù hợp cho chủ thể quyền SH và quyền khác đối với TS. Cụ thể là hầu hết những quy định về các phương thức bảo về đều xác định chủ thể bao gồm là chủ SH và chủ thể có quyền khác đối với TS. Rõ ràng việc quy định như vậy là không thể hiện được sự ưu tiên hay chính là không ưu tiên cho việc bảo vệ loại quyền năng nào mà ngược lại xác định các vai trò và vị trị là ngang bằng nhau và bình đẳng.
Mặt khác, còn cho thấy rẳng quy định trong việc bảo vệ quyền của chủ thể khác có quyền khác đối với tài sản còn mạnh hơn rất nhiều. Và điều này lại gây mâ thuẫn với một số những quy định khác trong phần cụ thể của các quyền khác đối với TS
Thứ tư, bất cập trong sự chồng chéo trong chính quy định của BLDS hiện hành về bảo vệ việc chiếm hữu, cụ thể
Tại khoản 1 Đ 184 Pháp luật dân sự hiện hành thì mang tên gọi là suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu là người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình và người nào cho rằng không ngay tình thì phải chứng minh được. Thế những một khoản khác tại Điều 179 lại quy định rằng Chiếm hữu là việc mà chủ thể nắm giữ và ci phối TS một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như những chủ thể khác có quyền khác đối với TS
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486