Tại sao phải làm đăng ký khai sinh, khi tử? Nếu không đăng ký khai sinh thì có được xác lập quyền công dân không? Nếu không đăng ký khai sinh, khai tử có bị phạt không? Để trả lời cho câu hỏi trên, SJKLaw xin gửi đến các bạn đọc bài viết dưới đây
1. Quyền khai sinh, quyền khai tử
Theo Điều 30 Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 30. Quyền được khai sinh, khai tử
- Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
- Cá nhân chết phải được khai tử.”
Quyền khai sinh, quyền khai tử là hai quyền nhân thân quan trọng đối với mỗi cá nhân. Giúp cá nhân đảm bảo quyền công dân của mình và giúp nhà nước theo dõi được dân số quốc gia.
Đăng ký khai sinh là cơ sở để xác định bạn là công dân của một quốc gia, được pháp luật bảo vệ và là tiền đề phát sinh các quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi công dân. Thông qua đăng ký khai sinh, cá nhân sẽ được cấp Giấy khai sinh – một trong những giấy tờ quan trọng khi làm các thủ tục hành chính.
Đăng ký khai tử là thủ tục pháp lí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện để xác nhận sự kiện đã chết của một người và căn cứ chấm dứt các quan hệ pháp luật của người đó.
2. Không đăng ký khai sinh, khai tử có bị phạt không?
Căn cứ theo Điều 37. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh
1.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
2.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
a) Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu gian dối về nội dung khai sinh;
c) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
3.Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm
4.Biện pháp khắc phục hậu quả:
Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp vi phạm pháp luật
xem thêm: THỦ TỤC ĐĂNG KÍ KHAI TỬ
Căn cứ theo Điều 41. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử
1.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai tử.
2.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
a) Làm chứng sai sự thật cho người khác để đăng ký khai tử;
b) Cung cấp thông tingian dối để được đăng ký khai tử.
3.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đang còn sống;
b) Không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã qua đời để trục lợi;
c) Cung cấp thông tin gian dối khi làm thủ tục đăng ký khai tử để trục lợi.
xem thêm: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÍ KHAI SINH
4.Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm.
5.Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm pháp luật
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 3 Điều này.”
Theo quy định cũ tại Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện đúng thời hạn quy định (60 ngày) sẽ bị phạt cảnh cáo. Tuy nhiên, tại Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì quy định này đã bị bãi bỏ. Theo Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, trường hợp khai sinh hay khai tử quá hạn sẽ không bị xử phạt hành chính. Với hành vi không khai sinh hoặc khai tử nhằm chuộc lợi riêng sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
————————————————-
Trên đây là chia sẻ của SJKLaw về vấn đề này. Mọi vướng mắc bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với SJKLaw qua:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: hình phạt, khai sinh, khai tử, Luật hộ tịch