KHI NÀO ĐƯỢC QUYỀN YÊU CẦU NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CHÍNH ĐÁNG?

KHI NÀO ĐƯỢC QUYỀN YÊU CẦU NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CHÍNH ĐÁNG?
KHI NÀO ĐƯỢC QUYỀN YÊU CẦU NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CHÍNH ĐÁNG?
  1. Hiểu như thế nào về phương thức yêu cầu cơ quan NN có thẩm quyền bảo vệ

Ngoài những phương thức kiện dân sự được thực hiện tại TA thì chủ sở hữu hay chủ thể khác có quyền đối với TS cũng có quyền yêu cầu phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền của mình. Trên thực tế có thể thấy việc yêu cầu cơ quan khác có thẩm quyền bảo vệ các quyền trên có thể được xem là một hoạt động độc lập, tách rời khỏi phương thức kiện dân sự hoặc cũng có thể được coi là một hoạt động hỗ trợ chủ thể để thực hiện các phương thức kiện dân sự tại TA.

Khác với những phương thức bảo vệ trước đó, phương thức này không được PL dân sự quy định cụ thể bằng một điều luật nào cả, thế nhưng việc áp dụng phương thức này vẫn mang lại hiệu quả ở một giai đoạn nào đó hoặc thể hiện tính triệt để khi áp dụng quy định của PL để bảo vệ quyền của mình

Từ đó, có thể hiểu phương thức yêu cầu cơ quan NN có thẩm quyền bảo vệ là một trong những phương thức bảo vệ quyền SH và các quyền khác đối với TS được chủ thể thực hiện một cách độc lập cùng với việc thực hiện những phương thức bảo vệ khác như tự bảo vệ hay kiện dân sự. Có thể xem đây là một phương thức có tác dụng nhằm hỗ trợ hiệu quả bảo vệ cho các phương thức tự bảo về và kiện dân sự.

  1. Chủ thể yêu cầu cơ quan NN có thẩm quyền bảo vệ

Theo quy định của PL, thì đối với phương thức bảo vệ này cũng có cụ thể những chủ thể có quyền được thực hiện, bao gồm

Chủ thể đầu tiên được thực hiện phương thức tự bảo vệ chính là chủ SH tài sản – người có đầy đủ 3 loại quyền năng theo pháp luật dân sự

Tiếp theo, chủ thể được thực hiện biện pháp tự bảo vệ theo quy định PL dân sự đso chính là người chiếm hữu hợp pháp, chiếm hữu có căn cứ pháp luật

Cuối cùng chính là chủ thể có quyền khác đối với TS. Và những quyền khác đối với TS theo PL dân sự bao gồm: quyền đối với BĐS liền kề, quyền hưởng dụng và quyền bề mặt

  1. Một só điều kiện để có thể thực hiện yêu cầu cơ quan NN có thẩm quyền bảo vệ

Khác với những phương thức trước đó nếu như được quy định khá cố định về điều kiện thì đối với phương thức bảo vệ này thì tùy vào từng hoàn cành khác nhau mà điều kiện dành cho chủ thể có thẩm quyền cũng rất đa dạng và phong phú

Một là, thực hiện quyền yêu cầu cơ quan NN có thẩm quyền bảo về quyền trên độc lập hoặc là trước khi áp dụng phương thức kiện dân sự

Xét trong trường hợp này thì chủ thể thực hiện cần phải chứng minh được mình là chủ thể có quyền SH hoặc có các quyền khác đối với TS. Và quyền lợi đó đang bị xâm hại hoặc đe dọa xâm hại. Và tùy vào từng tình huống, từng vụ việc thì cơ quan NN sẽ lựa chọn và đưa ra các hình thức can thiệp và giải quyết khác nhau

Hai là, Thực hiện quyền trên với vai trò là hỗ trợ sau khi thực hiện những phương thức kiện dân sự

Trong trường hợp này thì để có thể nhận được sự bảo vệ từ phía các cơ quan NN có thẩm quyền với vai trò hỗ trợ sau khi thực hiện các phương thức kiện trước đó thì chủ thể sẽ phải đưa ra được quyết định giải quyết của TA và từ đó các cơ quan cso thẩm quyền sẽ dùng quyết định đó làm cơ sở, căn cứ để bảo vệ các chủ thể mang quyền.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: ,