Cũng giống như Visa, hộ chiếu được xem là một loại giấy tờ cực kì quan trọng và không thể thiếu với bất cứ ai đi du lịch, du học hay công tác ở nước ngoài. Tuy nhiên, có rất nhiều người lại đang lầm tưởng hộ chiếu và Visa là một. Vì vậy, ở bài viết này, SJK Lawfirm sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn hộ chiếu (Passport) là gì? Những thủ tục cần chuẩn bị để làm hộ chiếu và các điểm khác nhau giữa Passport và Visa. Hãy cùng theo dõi nội dung bai viết nhé!
1. HỘ CHIẾU LÀ GÌ? PASSPORT LÀ GÌ?
Hộ chiếu hay còn gọi là Passport là một loại giấy tùy thân bắt buộc phải có khi xuất nhập cảnh, nó được coi là một loại giấy tờ cho phép bạn có thể xuất cảnh ra nước ngoài và được quyền nhập cảnh trở lại đất nước của mình sau khi trở về nước. Hiểu một cách khác thì hộ chiếu là loại giấy tờ có giá trị tương tự như chứng minh nhân dân nhưng có thể sử dụng ở nước ngoài.
Nếu không có hộ chiếu, bạn sẽ không thể đi nước ngoài hoặc khi đang ở nước ngoài thì bạn cũng không thể trở về Việt Nam (trừ một số trường hợp đặc biệt). Trước kia, hộ chiếu truyền thống là một cuốn sổ nhỏ với nhiều trang lưu giữ thị thực (Visa) nhưng giờ đây có rát nhiều dạng hộ chiếu khác nhau, có thể chỉ là một tấm thẻ.
Một số quốc gia cho phép bạn xuất nhập cảnh về nước mà không cần Visa thì bạn không cần làm Passport. Ngoài ra, đối với những nước có quy định nghiêm ngặt thì bạn cần xin Visa (thị thực) mới có thể đi du lịch, du học và công tác trên nước họ.
2. TRÊN HỘ CHIẾU BAO GỒM NHỮNG THÔNG TIN GÌ?
Các thông tin trên hộ chiếu hay Passport bao gồm:
- Số hộ chiếu thường bắt đầu bằng chữ B, C và 7 chữ số ngẫu nhiên tiếp theo
- Số chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân
- Ảnh 4×6, họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, giới tính
- Nơi cấp hộ chiếu là Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Immigration Department)
- Thời hạn hộ chiếu: Tùy mỗi loại hộ chiếu sẽ có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm
- Các trang để xác nhận thị thực: Dán visa và đóng dấu xuất nhập cảnh
- Tên và Thông tin của trẻ em ghép chung hộ chiếu
Lưu ý: trẻ em dưới 9 tuổi có thể làm hộ chiếu ghép với bố mẹ. Tuy nhiên, sau khi ngoài 9 tuổi phải tách hộ chiếu gây rất nhiều phiền hà và mất thời gian làm giấy tờ. Vì vậy, lời khuyên tốt nhất là không nên làm hộ chiếu ghép mà nên làm hộ chiếu riêng cho trẻ em.
3. CÁC LOẠI HỘ CHIẾU (PASSPORT) VÀ CÔNG DỤNG
Hiện tại ở Việt Nam, hộ chiếu có 3 loại thông dụng là: hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao dành cho người làm nhà nước. Chi tiết đặc điểm của từng loại hộ chiếu như sau:
3.1. Hộ chiếu phổ thông (Popular Pasport)
Hộ chiếu phổ thông là loại có màu xanh lá được cấp cho công dân có quốc tịch Việt Nam. Thông thường, loại Passport này được sử dụng nhiều cho những người đi du lịch, du học hay công tác ở nước ngoài.
Điều kiện để làm hộ chiếu phổ thông: Cần cung cấp CMND (thẻ căn cước) và sổ hộ khẩu sẽ được cấp Popular Passport
Lệ phí:
- Đối với trường hợp cấp mới: 200.000 VNĐ
- Đối với trường hợp cấp lại do bị hỏng hoặc mất: 400.000 VNĐ
- Cấp giấy xác nhận yếu tố nhân sự: 100.000 VNĐ
- Gia hạn: 100.000 VNĐ
Quy đinh về độ tuổi:
- Hộ chiếu này chỉ cấp cho công dân từ 14 tuổi trở lên và thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp
- Trẻ em từ 9 – 14 tuổi thì thời hạn Popular Passport chỉ có 5 năm
Nếu bổ sung trẻ em dưới tuổi vào hộ chiếu đã cấp của cha mẹ thì thời hạn chộ chiếu của cha mẹ được điều chỉnh có giá trị không quá 5 năm (tình từ ngày bổ sung trẻ).
3.2. Hộ chiếu công vụ
Hộ chiếu công vụ (Official Passport) là loại có màu xanh đậm hơn loại phổ thông. Thường thì loại Passport này chỉ được cấp cho những trường hợp đặc thù ra nước ngoài làm việc theo sự phân công của nhà nước, chính phủ. Khi sử dụng loại hộ chiếu này bạn sẽ không cần phải xin Visa ở nước muốn đến. Ngoài ra, bạn còn được ưu tiên đi qua cổng đặc biệt lúc nhập cảnh.
Vì vậy, đối tượng được cấp loại Passport này sẽ là cán bộ, công chức làm việc ở các cơ quan nhà nước hoặc các sĩ quan, quân nhân làm trong quân đội, công an ra nước ngoài để làm nhiệm vụ được yêu cầu từ chính phủ.
3.3. Hộ chiếu ngoại giao (Diplomatic Passport)
Hộ chiếu ngoại giao có màu đỏ, là loại Passport chỉ dành cho các quan chức cấp cao của chính phủ đi ngoại giao hoặc công tác ở nước ngoài. Những người được cấp loại họ chiế này thường giữu chức vụ cao trong hệ thống cơ quan của nhà nước như: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bộ trưởng, Thứ Trưởng Bộ Tài Chính, Bộ Nội Vụ, Bộ Công An..
Tương tự như hộ chiếu công vụ thì hộ chiếu ngoại giao cũng được miễn Visa nhập cảnh và được ưu tiên đi qua cổng đặc biệt theo quy định của quốc gia mà bạn đến.
4. THỦ TỤC CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ LÀM HỘ CHIẾU
4.1. Với công dân trên 14 tuổi
- 01 tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định (X01).
- 02 ảnh 4×6, nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu (chụp ảnh tại cơ sở chụp ảnh được cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh cho phép)
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân còn giá trị (xuất trình khi nộp hồ sơ để cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra, đối chiếu).
- Sổ hộ khẩu người xin được cấp hộ chiếu
- Sổ tạm trú KT3 nếu là người ngoại tỉnh.
4.2. Với trẻ em trên 9 tuổi và dưới 14 tuổi
- Tờ khai xin cấp hộ chiếu theo mẫu X01 có xác nhận và đóng dấu giáp lai của Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ đang thường trú hoặc tạm trú.
- Nếu muốn cấp riêng hộ chiếu cho trẻ thì ngoài tờ khai, bố mẹ cần nộp thêm 1 bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục giấy khai sinh và 2 ảnh 4×6 mới chụp.
- Tờ khai cần do bố hoặc mẹ khai và ký thay. Nếu không còn bố, mẹ thì bố, mẹ nuôi hoặc người giám hộ ký thay.
Lưu ý: Khi khai thông tin thì phần họ tên bắt buộc phải viết bằng chữ in hoa.
5. PHÂN BIỆT PASSPORT VÀ VISA
Hiện nay, có rất nhiều người vẫn nhầm lẫn hộ chiếu và Visa là một hoặc không biết Visa là gì? Vì vậy, hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây để biết sự khác nhau giữa Visa và hộ chiếu Passport nhé!
HỘ CHIẾU (PASSPORT) | VISA |
|
|
Từ bảng so sánh trên có thể thấy hộ chiếu chính là điều kiện cần để xin Visa. Vì vậy, nếu bạn muốn có visa đi du lịch, du học hay công tác thì hãy làm Passport trước nhé.
Hy vọng, qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về hộ chiếu (Passport) là gì đồng thời nắm được những thủ tục cần chuẩn bị khi làm hộ chiếu và Visa để chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi của mình.
Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SJK VIỆT NAM
Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng ./.