Hình thức góp vốn của doanh nghiệp vào các doanh nghiệp khác

Hình thức góp vốn của doanh nghiệp vào các doanh nghiệp khác
Hình thức góp vốn của doanh nghiệp vào các doanh nghiệp khác

Một doanh nghiệp có thể góp tiền mặt để thành lập doanh nghiệp khác hay không có lẽ là thắc mắc của không ít những người đang hoạt  động kinh doanh. Vậy hình thức góp vốn của doanh nghiệp và các doanh nghiệp khác được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

Thông tư 09/2015/TT-BTC hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp.

Hình thức góp vốn của doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 09/2015/TT-BTC, các doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn vào doanh nghiệp khác.

Các hình thức góp vốn của doanh nghiệp khi thanh toán được quy định:

+ Một là, Thanh toán bằng Séc

+ Hai là, Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền

+ Ba là Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định pháp luật hiện hành.

Khi doanh nghiệp thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp khác bằng tài sản thì sẽ thực hiện theo quy định pháp luật về lĩnh vực doanh nghiệp.

Những lưu ý về giao dịch khi góp vốn doanh nghiệp khác

Thứ nhất, Chỉ khi góp vốn vào doanh khác hoặc nhận góp vốn của Doanh nghiệp khác doanh nghiệp. Mới phải sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Thứ hai, theo quy định của pháp luật, các giao dịch từ 20.000.000 VND (Hai mươi triệu đồng) trở lên bắt buộc phải bằng hình thức chuyển khoản.

Xem thêm: QUY ĐỊNH VỀ VỐN PHÁP ĐỊNH KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Thứ ba, Cá nhân khi góp vốn vào doanh nghiệp có thể sử dụng tiền mặt hoặc không sử dùng tiền mặt.

Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản về Hình thức góp vốn của doanh nghiệp vào doanh nghiệp khác.

———————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486.

Tags: